Từ xóa mù chữ đến xóa mù công nghệ

Minh Phong | 19/08/2022, 07:47
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - 77 năm trước, những lớp bình dân học vụ đầu tiên ra đời để chống nạn mù chữ. Chỉ một năm sau, lớp học “có 1-0-2” đã tạo nên kỳ tích về xoá mù chữ. Bài học từ những lớp học này vẫn còn giá trị tới ngày nay.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là lĩnh vực hàng đầu chịu sự tác động trực tiếp nhất từ cuộc cách mạng số với 3 đặc điểm nổi bật là: Sự phát triển của công nghệ thông tin, tự động hóa và khoa học công nghệ.

Nhấn mạnh, ở bất kỳ quốc gia nào, sự phát triển đất nước nhanh hay chậm đều do con người, nguyên Phó Chủ tịch nước cho rằng, nếu con người có sức ỳ từ trong tư duy, nhận thức đến hoạt động tham gia vào thị trường lao động luôn biến đổi, thì đất nước ngày càng tụt hậu là điều tất yếu. Cách mạng 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ đến thị trường này.

Với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, các hệ thống tự động hóa sẽ thay thế sức người. Khoa học công nghệ phát triển, nhu cầu sử dụng nhân lực trình độ cao với các tiêu chí về năng lực vượt trội và phẩm chất đạo đức (nhân cách) trong sáng đang là thách thức, tạo áp lực lớn cho nền kinh tế nước ta.

Cũng theo GS.TS Nguyễn Thị Doan, xây dựng xã hội học tập, trong đó hạt nhân là các công dân được học tập suốt đời. Đây là nền tảng vững chắc cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển đất nước bền vững do lực lượng lao động luôn được bồi đắp tri thức, các kiến thức mới. Nhà nước đảm bảo mọi điều kiện, tạo cơ hội cho họ được học tập suốt đời theo đúng tinh thần “Học không bao giờ cùng” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.

Từ xóa mù chữ đến xóa mù công nghệ ảnh 2
Học viên Trung tâm giáo dục thông minh tương lai Gyeongsangnam. Ảnh: Nguyễn Dịu

Nhu cầu tự thân

Nguyên Phó Chủ tịch nước cho rằng, mỗi chúng ta không chỉ khác nhau về tri thức mà còn về khả năng học hỏi. Người này có thể nhanh hơn người kia trong việc bắt kịp với sự đổi mới và áp dụng kịp thời những công nghệ hiện đại vào công việc.

Đó là do khả năng học tập, động cơ học tập của mỗi người khác nhau. Nhưng trong bối cảnh này, ai không có động cơ học tập vì sự phát triển bền vững của mình cũng sẽ bị gạt ra khỏi hệ thống, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Ai cũng phải học, học suốt đời, ai không học là lùi, công việc sẽ gạt mình ra”.

Chính vì vậy, bản thân người học và tất cả chúng ta phải thay đổi chính mình. Hãy tin vào năng lực bản thân, vì mỗi người Việt Nam đều có sức mạnh mềm giống nhau và thành công thuộc về ai có quyết tâm vun đắp nó để trở thành thế mạnh riêng.

“Thực tế đã chứng mình, sự thành công của một con người dựa trên 70% sức mạnh mềm. Trong 4 năng lực của công dân học tập, cũng có hơn 70% là năng lực thuộc sức mạnh mềm – tài nguyên vô giá của mỗi người. Mọi người hãy phấn đấu để trở thành công dân học tập, có đủ điều kiện tham gia vào thị trường lao động khắt khe hiện nay” - GS.TS Nguyễn Thị Doan khuyến nghị.

Đặt vấn đề, làm thế nào để người học giáo dục thường xuyên thấy có nhu cầu thực sự và là nhu cầu tự thân; nguyên Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh, chúng ta cần chuyển nhận thức từ coi trọng bằng cấp sang nâng cao trình độ thực sự cho người học. Trong giáo dục thường xuyên, cần gắn với trung tâm học tập cộng đồng ở các cộng đồng dân cư.

Từ xóa mù chữ đến xóa mù công nghệ ảnh 3
Ra mắt Trung tâm học từ xa của Trường ĐH Mở Hà Nội. Ảnh minh họa: TG

Theo TS Trương Tiến Tùng – nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội, giáo dục thường xuyên là đào tạo không chính quy, với mục tiêu giáo dục người học có ý thức học tập, tự vươn lên và dùng tri thức để sống tốt hơn, có việc làm ổn định với thu nhập xứng đáng.

Với giáo dục thường xuyên nên thực hiện cá nhân hóa nhu cầu học tập của người học. Khuyến khích người học chủ động (tự học) theo sự hướng dẫn khai thác chương trình giáo dục thường xuyên bậc THPT.

“Hãy coi giáo dục thường xuyên là giáo dục theo nhu cầu học tập cá nhân. Từ đó phân loại người học, bố trí người dạy, phương pháp giảng dạy phù hợp. Như vậy, rõ ràng giáo dục thường xuyên được quan tâm nhiều hơn và được bố trí nguồn lực đúng với vai trò để thực sự là điểm nhấn cho một xã hội học tập” – TS Trương Tiến Tùng trao đổi.

Việt Nam đang trên con đường xây dựng xã hội học tập và mỗi địa phương, trường đại học cần trở thành tổ chức học tập. Chia sẻ quan điểm trên, GS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến – giảng viên Học viện Quản lý Giáo dục đồng thời nhìn nhận: Các thành viên của tổ chức học tập cần trở thành các công dân học tập.

Theo đó, tổ chức học tập ở các cơ sở giáo dục đại học thực chất là tổ chức mang nhiều khía cạnh của sự hợp tác, chia sẻ, kết nối. Mỗi thành viên, giáo viên phải là thầy, vừa là trò và là bạn của nhau. Muốn làm được điều này, cần xây dựng lộ trình với các bước đi và chính sách hợp lý để cùng hướng tới xây dựng dân tộc Việt Nam thành một “dân tộc thông thái” như mong đợi của Bác Hồ.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/tu-xoa-mu-chu-den-xoa-mu-cong-nghe-post604158.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/tu-xoa-mu-chu-den-xoa-mu-cong-nghe-post604158.html
Bài liên quan
Chương trình Xóa mù chữ phù hợp Chương trình Giáo dục phổ thông mới
Chương trình Xóa mù chữ vừa được ban hành sẽ đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất cho người học, cung cấp cho học viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Từ xóa mù chữ đến xóa mù công nghệ