Văn học cho thiếu nhi: Thiếu và yếu

Trần Hoà | 18/01/2022, 14:47
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Số lượng sách văn học dành cho thiếu nhi phần lớn là sách dịch của nước ngoài, sách của Việt Nam số lượng ít và chất lượng không cao.

Bà tiên tri rùng mình trước câu hỏi đó, và nhìn thấy tương lai của những đứa trẻ cũng như một phần tương lai thế giới. Lòng bà đau đớn, bởi biết rõ nếu nói con chim còn sống thì ngay lập tức những đứa trẻ đó sẽ bóp chết con chim trong tay để chứng minh bà tiên tri sai.

Những đứa trẻ với câu hỏi vô cảm là sự xuất hiện của cái ác, mà mỗi người phải là một nhà tiên tri để “nhìn thấy tương lai”, để định hướng cho những đứa trẻ đi đúng đường chân – thiện – mỹ.

Giáo dục trẻ em bằng những cuốn sách ý nghĩa là chưa đủ, nhưng ít nhất đó là cách mở ra giá trị nhân văn, xây dựng tâm hồn, hướng con trẻ đến những điều đẹp đẽ - giữa muôn trùng những rắc rối của người lớn nói riêng và xã hội nói chung.

Khi nền văn học thiếu nhi không có những cuốn sách ý nghĩa, cũng đồng nghĩa với một nền văn hoá khuyết đi sự trong trẻo của thế hệ tương lai. Rồi đây, đất nước sẽ ra sao, văn hoá truyền thống sẽ thế nào khi nền tảng của văn hoá đọc không có sự nhiệt huyết của người lớn?.

Chúng ta quá thừa những cuốn sách ngôn tình sướt mướt, và bội thực những bài thơ vô nghĩa. Nhưng chúng ta lại khiến con trẻ thiếu nền tảng của văn hoá đọc, và tự đánh mất giá trị truyền thống - khi chỉ được đọc những cuốn sách dịch của nước ngoài.

Hoà Trần

Bài liên quan
Thiếu nhi Thủ đô với trại hè trực tuyến: "Hè vui an toàn - xua tan Covid"
(GDTĐ) - Ngày 26/9, trên nền tảng trực tuyến Zoom Meetings, Cung Thiếu nhi Hà Nội đã tổ chức Trại hè Thiếu nhi Thủ đô với chủ đề “Hè vui an toàn - xua tan Covid".

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Văn học cho thiếu nhi: Thiếu và yếu