- Kết quả định kỳ thiếu đi sự tin cậy (đáng lẽ là thế mạnh của một kỳ thi khách quan). Ngay cả những học sinh có kết quả cao, chúng ta giờ đây cũng nghi ngờ, vì “em được luyện”, nên “không có tư duy”, điểm thì cao mà năng lực không cao là như vậy!!!
- Giáo viên không còn thực hiện đúng nhiệm vụ của mình: Dạy những gì quan trọng, những gì cần cho thi thì làm gì còn tâm trí cho thể hiện tốt phương pháp, làm gì công bằng cho các môn, các nội dung khác.
- Học sinh không học thực sự, mà chỉ họ những gì được “giới hạn để thi”.
Thứ 3, để có một kỳ đánh giá với diện rộng hàng nghìn học sinh tham gia thì phải có một ngân hàng đề tốt. Ngân hàng đề không phải là một kho đề. Nó đòi hỏi các câu hỏi được định cỡ, được đánh giá có đạt yêu cầu hay không… cho nên tạo ra nó không phải chỉ bởi những bộ óc của “chuyên gia, giáo viên giỏi”, mà còn ở tính phù hợp với thực tiễn. Chúng ta không làm được, không đầu tư để làm được “ngân hàng đề” thì đừng mong “đề thi đánh giá định kỳ” đó chất lượng như trong “lí thuyết” đã nêu ra.
Thứ 4, đánh giá là một khâu của quá trình giáo dục, khó và không nên tách rời nó. Thông tin nó mang lại sẽ phản hồi quá trình giáo dục, để các chủ thể của nó sẽ tự điều chỉnh để hướng tới đạt mục tiêu đề ra.
Trong bữa tối, con gái thứ 2 của tôi nói: “Tuần sau con thi môn chính”. Chị của cháu nói: “Làm gì có môn chính, môn phụ, em không được nói như thế”; “Thế thì em phải nói là gì?”; “Em phải nói là: Môn nhiều tiết, môn thi theo đề của phòng chẳng hạn”!!! Những đứa trẻ tiểu học đã biết về việc học, đã học như thế, tôi sẽ mong chờ gì ở tương lai?
Dùng đánh giá định kỳ mà không chỉ ra được những thông tin phản hồi mà chỉ dùng kết quả để xếp hạng, thì chẳng bao giờ thay đổi được chất lượng giáo dục. Điều đó đã cho thấy hậu quả, khi chúng ta biết dùng đánh giá định kỳ cả gần 20 năm, thành tích của các kỳ đánh giá trên diện rộng quy mô quốc tế (chẳng hạn như PISA) của chúng ta cao nhưng thực sự những ngôi trường mà chúng ta theo học thời thanh xuân vẫn chẳng mấy thay đổi…