Xếp lớp ôn tập theo nguyện vọng của học sinh

Hà Nguyên | 28/03/2023, 15:08
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Các trường THPT vừa hoàn thành chương trình dạy, vừa dựa vào đăng ký môn tự chọn của HS để chủ động lập kế hoạch ôn thi tốt nghiệp.

Trường THPT Thái Phiên (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) có 18 lớp 12 với 713 học sinh. Trong số này, có 410 học sinh lựa chọn tổ hợp môn Khoa học tự nhiên và 303 học sinh lựa chọn tổ hợp khoa học xã hội. Để chuẩn bị tốt cho học sinh trước kỳ thi tốt nghiệp, bắt đầu từ tháng 2, nhà trường tăng tiết các môn thi tốt nghiệp lên 1 tiết/tuần.

Các trường học ở Đà Nẵng đã xây dựng các bài kiểm tra, thi thử như cấu trúc của đề thi minh họa mà Bộ GD&ĐT đã công bố với ma trận đề, hệ thống câu hỏi ở các mức độ: đánh giá nhận biết, thông thạo, vận dụng thấp và vận dụng cao...

Vững kiến thức, thành thạo kỹ năng

Một điểm chung trong kế hoạch tổ chức ôn thi của các trường THPT là song song với việc ôn tập kiến thức, GV phải chú trọng hướng dẫn HS cách học và làm bài thích hợp với đề thi theo hình thức trắc nghiệm và tự luận, từ cách phân tích đề, trình bày bài làm, kỹ thuật làm bài trắc nghiệm… Nếu không làm được điều này, thì những nỗ lực của cả nhà trường và HS trong giai đoạn “nước rút” sẽ không mang lại hiệu quả cao. Riêng khối lượng kiến thức lớp 11, trong quá trình ôn tập, giáo viên sẽ nhắc lại để giúp học sinh tái hiện được kiến thức, ra những bài tập có liên quan để hướng dẫn học sinh tự học.

Thầy Phạm Văn Ngọc, Tổ trưởng bộ môn Giáo dục công dân, Trường THPT Thái Phiên cho biết: Trong quá trình ôn tập bộ môn, học sinh phải xác định được kiến thức pháp luật trong chương trình lớp 12, trừ những bài và nội dung đã giảm tải; hệ thống lại một số nội dung ở chương trình lớp 10 và 11.

“Ngoài nắm vững các khái niệm, nội dung trong sách giáo khoa, học sinh phải vận dụng được các kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn, chú ý đến những nội dung tích hợp của các lĩnh vực như an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phòng chống tham nhũng. Để khắc sâu kiến thức và rèn kỹ năng làm bài, các em cần làm bài tập trong sách giáo khoa và tìm thêm các đề minh họa, đề thi chính thức những năm trước đây để rèn luyện” – thầy Ngọc tư vấn.

Cô Trương Thị Thu Trang – giáo viên Trường THPT Sơn Trà (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) hướng dẫn cho học sinh phương pháp ôn tập môn Lịch sử: “Riêng với môn Lịch sử, hàm lượng kiến thức rất rộng và dễ gây nhầm lẫn bởi các mốc sự kiện, tên nhân vật, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm. Vì thế, học sinh cần chú trọng hệ thống hóa toàn bộ kiến thức thông qua sơ đồ tư duy hoặc áp dụng công thức “5W - 1H” (What - sự kiện gì đã xảy ra, When - sự kiện lịch sử đã xảy ra vào thời điểm nào, Who - sự kiện gắn liền với ai - nhân vật, giai cấp, tầng lớp, tổ chức nào…, Where - gắn với địa điểm, không gian nào và How - diễn ra như thế nào)”.

Ngoài ra, theo cô Thu Trang, học sinh cần tránh học vẹt, học tủ vì trong môn Lịch sử có nhiều kiến thức mặc dù khác nhau thời gian nhưng đọc qua lại dễ nhầm lẫn, ví dụ như sự kiện Điện Biên Phủ 1954 và Điện Biên Phủ trên không 1972; hay Hội nghị Ianta và Hội nghị Vecxai – Wasington”. Để không nhầm lẫn giữa các sự kiện, các chiến dịch... học sinh có thể ghi nhớ theo các từ khóa quan trọng.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/xep-lop-on-tap-theo-nang-luc-va-nguyen-vong-cua-hoc-sinh-post632040.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/xep-lop-on-tap-theo-nang-luc-va-nguyen-vong-cua-hoc-sinh-post632040.html
Bài liên quan
Bắt kẻ hiếp dâm nữ đồng nghiệp trong nhà vệ sinh công ty
Lợi dụng lúc nhà vệ sinh trong công ty vắng người, nam công nhân đã dùng vũ lực khống chế để thực hiện hành vi hiếp dâm nữ đồng nghiệp.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xếp lớp ôn tập theo nguyện vọng của học sinh