Ngày nhỏ ở quê, Tết, ngoài các món bánh trái khác, mẹ luôn nhớ làm thêm xôi chè.

Tới lúc nước đường rút sạch vào trong khối xôi/đậu thành hỗn hợp dẻo đồng nhất, mẹ cho nguyên khối xôi chè dẻo quẹo vào trong khay gỗ vuông lót lá chuối hột. Dùng hai tay, mẹ ép mạnh nhiều vị trí - nhất là các góc.

Công đoạn cuối cùng là “dán” lên khay xôi lớp lá chuối giúp mặt trơn láng, ẩm mềm, không bị “dọn” (khô cứng) do se gió. Để khay xôi chè nơi thoáng mát, đợi nguội hẳn, mẹ phủ thêm miếng vải màn thưa để chống bụi.

Vậy là yên tâm, Tết ấy cả nhà sẽ có món xôi chè thơm ngon vừa ăn vừa đãi khách đến… cuối Tết vẫn không sợ bị hư. Muốn ăn cứ dở khay, dùng dao khéo léo xẻ dọc, bóc tách lên từng miếng xôi chè vuông cạnh đã kết cứng.

Để miếng xôi chè khỏi dính tay hoặc dính vào nhau, mẹ cho thêm ít bột khoai hạ (huỳnh tinh) làm “bột áo” vào khay mỗi lần muốn cắt. Món ăn dân dã, màu sắc cũng đen nâu không mấy bắt mắt, ấy vậy nhưng đừng tưởng xôi chè không ngon.

Cắn, nhai chậm miếng xôi chè, cảm nhận vị dẻo thơm của nếp, vị ngọt đậm hương mật mía của đường, vị béo bùi của đậu đen lẫn cùng chút vị cay thơm nồng ấm của gừng trong cái se lạnh đầu năm tưởng như hương đồng, hương đất thân quen hiện diện đủ đầy trong vị giác. Thân quen nhưng lại hết sức nồng nàn…

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/xoi-che-tet-post670893.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/xoi-che-tet-post670893.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xôi chè Tết