Một số trường hợp sau đây không nên xông hơi:
- Người vừa uống rượu bia: Với các trường hợp này, xông hơi thuốc có thể làm cho mạch máu giãn nở quá mức dẫn đến những biểu hiện mệt mỏi, choáng váng, chóng mặt, buồn nôn... Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến đột quỵ hoặc tử vong tại chỗ nếu không phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời.
- Người đang bị sốt: Xông hơi thuốc làm cho cơ thể mất nhiều nước hơn, đặc biệt là mất các chất điện giải và chất khoáng khiến cơ thể càng mệt thêm.
- Người bệnh tăng huyết áp: Các trường hợp bị tăng huyết áp mà chưa kiểm soát tốt không nên xông hơi thuốc do mạch máu có thể bị dãn nở đột ngột gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
- Người già yếu: Người già yếu, cơ thể suy nhược, phụ nữ có thai và các trường hợp cấp cứu không nên xông hơi.
Sau khi xông hơi, cơ thể bạn sẽ toát mồ hôi rất nhiều nên sẽ thoát ra thông qua lỗ chân lông và đọng trên bề mặt da. Do đó nên dùng khăn lau sạch mồ hôi để tránh cho vi khuẩn sinh sôi và gây ra mùi cơ thể.
Bên cạnh đó nên tránh tắm ngay sau khi xông hơi, vì việc này sẽ làm tắc lỗ chân lông khiến thân nhiệt bị giảm và dễ bị cảm lạnh.
Nhiệt độ trong phòng xông hơi thường khá cao nên khi cơ thể ra ngoài vùng có gió sẽ bị cảm lạnh hoặc trúng gió do chênh lệch nhiệt độ quá lơn. Vì vậy bạn nên ngồi nghỉ tại vùng kín giơ để cơ thể dễ dàng diều hoà thân nhiệt giúp lưu thông mạch máu tốt hơn.
Ngoài ra bạn có thể uống một ngụm nước có bổ sung muối và khoáng chất thiết yếu để bù đắp lại lượng nước đã mất cũng như giúp cơ thể phấn chấn hơn.