Khi uống cố gắng chọn rượu có độ cồn thấp, không nên uống quá độ để tránh gây tổn thương cấp tính cho dạ dày.
5. Thích hút thuốc
Những người hút thuốc nghĩ rằng nicotin sẽ chỉ đi vào phổi, nhưng họ không biết rằng khói thuốc cũng sẽ đi vào dạ dày cùng với đường tiêu hóa, trực tiếp kích thích niêm mạc dạ dày, gây co mạch dưới niêm mạc, thiếu máu cục bộ, thiếu oxy và hình thành loét dạ dày nếu tiếp diễn lâu dài.
6. Uống thuốc không chú ý tác dụng phụ
Nhiều người sau khi uống thuốc cảm thấy khó chịu đường tiêu hóa, có thể do tác dụng phụ của thuốc. Aspirin, ibuprofen… thông thường đều là những loại thuốc có thể gây kích ứng dạ dày.
7. Chế độ ăn uống không hợp vệ sinh
Không uống nước lã, không ăn đồ sống, đây là thói quen cơ bản để tránh xa các bệnh về dạ dày.
Thực phẩm và nước uống không sạch là nguồn chính của vi khuẩn HP và thực phẩm có mầm bệnh có thể gây viêm dạ dày ruột cấp tính.
8.Thời gian ăn không hợp lý
“Quên ăn quên ngủ” dường như đã trở thành thói quen của nhiều người, nhưng cơn đói sẽ bào mòn dần sức khỏe của dạ dày.
Dạ dày là cơ quan tuân thủ nghiêm ngặt “thời gian biểu”, vì vậy không nên ăn uống vô độ không đúng bữa, nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày.
9. Ăn quá nhiều
Bữa sáng vội vàng, bữa trưa đơn giản, bữa tối ăn quá nhiều, thậm chí có người còn ăn tối trước khi đi ngủ, dạ dày khỏe mạnh thường bị hủy hoại trong việc ăn quá nhiều.
Bởi ăn quá nhiều sẽ làm cho dạ dày phình ra, ngày càng phình to khiến bạn ăn không thấy no, lâu ngày sẽ gây ra viêm tụy.
10. Thích cà phê và trà đặc
Trà đặc và cà phê đều là chất kích thích trung ương, có thể thông qua phản xạ thần kinh tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày, dẫn đến sung huyết niêm mạc dạ dày, rối loạn chức năng bài tiết, phá hủy hàng rào niêm mạc, từ đó gây ra viêm dạ dày, loét dạ dày.