Mộc nhĩ là một trong những loại thực phẩm được sử dụng phổ biến trong cuộc sống của chúng ta, bởi mộc nhĩ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và hương vị thơm ngon.
Tuy nhiên, mộc nhĩ khi ngâm lâu sẽ xuất hiện độc tố, đây không phải là độc tố trong mộc nhĩ tự sinh mà là sự nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài.
Cần lưu ý, mộc nhĩ chỉ nên ngâm từ 30 phút đến 1 tiếng, nếu để lâu, nhất qua đêm, nấm Xeromonas dễ sinh sôi.
Nó tạo ra axit men gạo, có thể gây tổn thương lớn cho gan, từ ngộ độc thực phẩm đến suy gan.
3. Khoai tây mọc mầm
Khoai tây mọc mầm có chứa một loại alkaloid gọi là solanine, có hại cho cơ thể con người, có thể kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, có tác dụng xấu đến máu và tê liệt trung tâm hô hấp.
Chất độc này có độc tính cao, người lớn ăn 0,2g sẽ bị ngộ độc. Gan của chúng ta là cơ quan thải độc và giải độc chính, sau khi chất độc đi vào cơ thể sẽ gây tổn thương cho gan nhiều nhất.
Nhiều người chỉ bỏ phần mọc mầm ra và tiếp tục ăn, thực tế là sau khi chất độc hình thành, nó đã lan rộng toàn bộ củ khoai tây nên không thể loại bỏ hoàn toàn sau khi bỏ phần mọc mầm.
Ngoài ra, khi ăn khoai tây mọc mầm, mọi người dễ có các biểu hiện như ngứa họng, buồn nôn, đau bụng.