Ảnh: Asianinspirations
Béo phì có liên quan mật thiết tới bệnh tiểu đường. Vì vậy, những thực phẩm giàu chất béo như nội tạng động vật, bơ… cần hạn chế nạp vào cơ thể.
2. Thức ăn chứa nhiều cồn
Ảnh: Mdlinx
Nếu tiêu thụ quá nhiều cồn, cơ quan ảnh hưởng đầu tiên sẽ là gan. Gan là cơ quan giải độc, lượng cồn vượt mức cho phép sẽ làm tăng gánh nặng gan và cả đường tiêu hóa. Theo thời gian, chức năng gan dần suy giảm, nó sẽ tác động tiêu cực đến tuyến tụy, ruột, dạ dày. Nếu gan không được chuyển hóa đúng cách, quá trình chuyển hóa chất béo và carbohydrate cũng sẽ bị ảnh hưởng, từ đó gây ra bệnh tiểu đường.
3. Thực phẩm có nguồn gốc từ các loại hạt
Các loại hạt luôn được coi là thực phẩm bổ dưỡng. Tuy nhiên, đối với những người đang mắc bệnh về đường huyết, cơ thể đang béo phì, tốt nhất nên hạn chế các loại hạt. Một mặt, các loại hạt rất giàu calo, có thể dẫn đến hình thành và tích tụ mỡ trong cơ thể. Mặt khác, nó cũng chứa nhiều đường, có thể làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, ăn ít thực phẩm từ hạt cũng là một cách hiệu quả để ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng cao.