Các bé trai thường rất nghịch ngợm, lúc nào cũng dồi dào năng lượng, hay phá phách. Đó là điều khiến nhiều bậc cha mẹ rất phiền lòng và lo lắng.
Nếu muốn nuôi dạy một cậu bé ngoan và ngoan, cha mẹ phải nắm bắt giai đoạn 3 - 6 tuổi và nghiêm khắc kỷ luật để các cậu bé sợ hãi, biết kiềm chế. Đây là giai đoạn mà cha mẹ dễ uốn nắn con mình nhất, đồng thời rất dễ hình thành nhân cách và thói quen cho con.
Từ 6 đến 12 tuổi
Sự phát triển trí não của con trai thường chậm hơn con gái một chút, trẻ cũng gặp nhiều khó khăn trong học tập hơn. Ở giai đoạn này, cha mẹ không thể ngồi yên để con mình tự lớn lên. Thay vào đó, họ nên ghi nhận sự tiến bộ của con mỗi ngày, tiếp thêm niềm tin và động lực cho con.
Chung Nam Sơn là một bác sĩ chuyên khoa hô hấp nổi tiếng ở Trung Quốc. Khi còn nhỏ ông thường bị điểm kém, trốn học. Trong một lần đạt được điểm cao hiếm hoi, mẹ ông ngay lập tức đưa ra một lời khẳng định: “Nam Sơn, con có thể làm được!"
Một lời khen ngợi đã khiến ông trở nên tràn đầy tự tin, quyết tâm đâm đầu vào học và ngày càng học giỏi hơn.
Có một sinh viên được tiến cử tới Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) tâm sự rằng:
“Hồi nhỏ điểm số của tôi thực sự rất tệ, nhưng bố mẹ luôn nhìn thấy những tiến bộ nhỏ của tôi, không ngừng khuyến khích và động viên. Tình yêu vô điều kiện, sự quan tâm không ngừng của bố mẹ mang lại sự ấm áp, động lực khiến tôi có cơ hội được tới Thanh Hoa học tập”.
Các bé trai khi học tiểu học thường phát triển chậm, nhưng chỉ cần cha mẹ động viên, khích lệ, con cái sẽ tiến bộ hơn từng ngày.
Từ 12 đến 18 tuổi
Một số người mẹ cho rằng, con trai khi bước vào tuổi dậy thì, cha mẹ dạy dỗ như thế nào cũng vô tác dụng. Cho dù trước đây trẻ có ngoan ngoãn như thế nào thì giờ đây chúng giống như “thuốc súng”, rất dễ bùng nổ. Trẻ hay mau thuẫn với cha mẹ, la hét và thậm chí bỏ nhà đi.
Điều này có thể được lý giải rằng, các cậu con trai trong giai đoạn này chưa theo kịp sự phát triển và thay đổi của cơ thể, cả về mặt tâm lý. Nội tâm của chúng đầy mâu thuẫn, cùng với sự gia tăng nội tiết tố nam testosterone, trẻ sẽ có xu hướng dễ nổi loạn, bồn chồn, bốc đồng và thất thường.
Hắc Quý, con trai thứ 2 của Hắc Hữu Long - một chuyên gia giáo dục nổi tiếng ở Trung Quốc có tiếng là một thiếu niên hư hỏng.
Một lần, khi cả gia đình cùng nhau đi siêu thị, cậu bé đã lấy trộm một đôi găng tay trong siêu thị và bị bắt ngay tại chỗ. Người mẹ tức giận đến mức bật khóc trong xe.
Mặc dù vậy, người cha vẫn kiên nhẫn hỏi con mình tại làm như vậy, sau đó còn an ủi: “Con ăn trộm là sai nhưng điều đó không có nghĩa con là một cậu bé hư hỏng. Khi bố còn nhỏ, bố còn làm nhiều thứ tệ hơn con nữa. Không sao cả, con có thể từ từ thay đổi”.
Trong một thời gian dài, bất kể con trai gặp khó khăn hay nổi loạn như thế nào, người cha chưa bao giờ thuyết giáo hay chỉ trích mà luôn kiên nhẫn ở bên con trai, đồng cảm và hướng dẫn cậu.
Chàng trai hay phá phách ngày nào cuối cùng cũng thức tỉnh, học hành chăm chỉ để lấy bằng tiến sĩ y khoa của Đại học California, hiện là phó chủ nhiệm khoa Y của Đại học Washington.
Cách tốt nhất để giáo dục một đứa trẻ ở tuổi vị thành niên là hãy sát cánh với chúng bằng thái độ tử tế, kiên định và tôn trọng. Hãy để trẻ có được cảm giác tôn trọng và được hỗ trợ khi cần thiết.