Chuối có vị ngọt, tính lạnh, có thể thanh nhiệt và dưỡng ẩm cho đường ruột, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, hỗ trợ phụ nữ bị động thai do nhiệt. Ăn chuối sau khi hấp không chỉ ngon mà còn thích hợp với những người có thể trạng yếu, hay bị lạnh. Đặc biệt, dùng chuối hột hầm đường phèn có tác dụng chữa ho mãn tính.
Cách làm chuối hấp cũng cực kỳ đơn giản. Bạn cắt chuối thành từng miếng vừa ăn, cho vào tô hấp cách thủy đến khi chín. Có thể hấp chung với đường phèn với các loại trái cây khác. Nếu dùng chuối hột, nhớ ngâm nước khoảng 15 phút trước khi hấp.
Quả lê hấp
Quả lê có chứa các thành phần như canxi, phốt pho, chất xơ, các axit amin, vitamin, chất chống oxy hóa nên có công dụng tăng cường sức khỏe, nâng cao miễn dịch, cải thiện chức năng hệ hô hấp.
Theo Đông y, quả lê này có vị ngọt thanh, hơi chua nhẹ, tính mát, tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt, giảm ho, sinh tân dịch, tiêu độc và tiêu đờm. Do đó, trong y học cổ truyền của các nước châu Á, quả lê thường được dùng để chữa các chứng bệnh liên quan đến phổi như ho khan, ho gió và ho có đờm.
Vì có tính mát nên lê còn đem đến tác dụng tiêu đờm, sinh tân dịch, cả thiện tình trạng đau rát cổ họng, giảm khát…
Ăn lê sau khi nấu chín có thể xua tan cảm lạnh, thanh nhiệt giải độc, bổ phổi, giảm ho và đau họng rất hiệu quả.
Chất lignin trong hạt lê vốn là một loại chất xơ không hòa tan, nhưng ăn lê khi được nấu chín, chất lignin này sẽ được phân giải trong đường ruột, giúp cơ thể bài tiết cholesterol xấu.
Mía
Đường trong mía có thể dưỡng huyết, lạnh của mía có thể thanh nhiệt, thích hợp với người hạ đường huyết, tim yếu, đau họng, phân khô.
Mía có nhiều chất xơ, giúp loại bỏ chất bẩn còn sót lại trong miệng và kẽ răng, từ đó cải thiện khả năng tự làm sạch và chống sâu răng. Gọt vỏ và cắt mía thành từng đoạn, thêm một lượng đường phèn thích hợp rồi hấp cùng, ăn mía hấp rất có lợi cho sức khỏe.