Cụ thể:
- Ăn thịt nạc, cá, thịt gia cầm bỏ da, tôm, đậu phụ...
- Nếu uống sữa nên uống sữa không đường, trẻ lớn nên uống sữa gầy (sữa bột tách bơ), không nên uống sữa đặc có đường.
- Bữa sáng nên ăn nhiều để tránh trẻ ăn vặt ở trường, giảm ăn về chiều và tối.
- Nên ăn nhiều rau xanh, quả chín ít ngọt.
- Giảm bớt gạo thay bằng khoai, ngô là những thực phẩm cơ bản giàu chất xơ.
- Khi chế biến thức ăn hạn chế các món xào, rán, nên ăn các món luộc, hấp.
- Nên ăn đều đặn, không bỏ bữa, không để trẻ quá đói, vì nếu quá đói trẻ sẽ ăn nhiều các bữa sau sẽ gây tích lũy mỡ nhanh hơn.
- Nhai kỹ và chậm khi ăn.
- Kết hợp khẩu phần ăn ít chất béo, uống nhiều nước lọc và ăn vừa đủ không quá no.
Bên cạnh việc cải thiện chế độ dinh dưỡng thì các hoạt động thể lực cũng là một trong những yếu tố góp phần giảm cân và hạn chế thừa cân, béo phì. Cần khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ tham gia các trò chơi vận động như nhảy dây, đá bóng, cầu lông, bơi lội, đi bộ, leo cầu thang...
Cha mẹ cần khuyến khích trẻ đi bộ hoặc đi xe đạp đến trường thay vì đưa đón, làm việc nhà như dọn dẹp, lau chùi nhà cửa... Không cho trẻ xem tivi quá nhiều, cũng không nên bắt trẻ ngồi học nhiều.