Bác sĩ Yu Xiaofang khuyên, các gia đình cố gắng không nấu quá nhiều thức ăn, tốt nhất là ăn hết tất cả thực phẩm trong một bữa, từ bỏ thói quen ăn thức ăn thừa. Không nên mua quá nhiều rau quả cùng một lúc. Đặc biệt, đừng ăn nếu chúng có dấu hiệu bị mốc.
3. Thịt đông lạnh để lâu ngày
Nhiều người mua thịt về nhà không ăn hết một lúc nên cho vào tủ lạnh cấp đông. Thậm chí còn bỏ quên 6 tháng - 1 năm không nhớ đến. Thực tế, thịt càng được cấp đông thì càng bị mất chất. Ăn thịt đông lạnh lâu ngày không chỉ làm tăng gánh nặng trao đổi chất cho dạ dày mà còn gây hại cho gan. Vì những loại thịt này vốn đã sản sinh ra một lượng lớn vi khuẩn nên khi ăn vào sẽ làm tăng gánh nặng trao đổi chất cho gan.
4. Trái cây bị mốc một phần
Nếu thấy trái cây nhũn hỏng, biến dạng, thối mốc dù chỉ là một phần nhỏ, bạn cũng không nên gọt bỏ phần hỏng rồi ăn tiếp. Bởi một nghiên cứu của Học viện Y tế Dự phòng Trung Quốc cho thấy: Số lượng vi khuẩn có trong trái cây bị mốc chỉ xuất hiện 10% -50% tại phần bị mốc. Số còn lại sẽ xuất hiện rải rác trong các khu vực trông có vẻ lành lặn.
Trong các bộ phận bị mốc của trái cây, vi sinh vật tạo ra độc tố aflatoxin, được biết đến là một chất gây ung thư gan mạnh. Nếu một người giữ thói quen ăn trái cây mốc dễ dẫn đến cơ thể khó chịu, thậm chí gây ung thư gan.
5. Hải sản nấu chưa chín, tích trữ trong tủ lạnh
Hải sản tuy là nguồn canxi, protein rất dồi dào tuy nhiên chúng chỉ ngon và bổ dưỡng khi còn tươi và vừa được nấu chín. Hải sản khi được cấp đông trong tủ lạnh lâu, đặc biệt là khi chưa được nấu chín dễ làm sinh sôi lượng vi khuẩn rất lớn. Dù cho sau này bạn có hâm nóng chúng thì một số loại vi khuẩn vẫn có thể tồn tại, dinh dưỡng trong hải sản bị biến dạng tạo gánh nặng cho gan, làm tổn thương gan.