Gửi bình luận
4. Thức khuya học bài: Nhiều học sinh nghĩ rằng buổi đêm là khoảng thời gian phù hợp và yên tĩnh để học bài, thực tế ngược lại. Các nghiên cứu chỉ ra rằng não của chúng ta rất khó tập trung vào lúc nửa đêm. Hơn nữa, việc thức khuya sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn vào ngày hôm sau, đồng thời khiến bạn dễ bị ốm. Do đó, bạn không nên thức khuya học bài mà nên ngủ sớm, dậy sớm và chia việc học thành từng phần nhỏ thay vì học dồn một lúc. |
5. Học liên tục không nghỉ: Thời lượng bạn bỏ ra để ôn tập không phải yếu tố quyết định kết quả bài thi của bạn, chất lượng ôn tập mới là yếu tố quan trọng nhất. Ngoại trừ việc luyện các bộ đề yêu cầu thời gian, mỗi khi ôn thi, bạn nên nghỉ 10-15 phút sau mỗi 45 phút học bài. Sau khi nghỉ, điều đầu tiên bạn cần làm khi chuẩn bị học tiếp là kiểm tra nhanh để xem thử những điều mình vừa học có còn "đọng lại" trong đầu hay không. |
6. Chỉ học mà không thực hành: Học kiến thức trên lớp cũng giống như học lái xe, nếu bạn chỉ đọc lý thuyết mà không tập lái, bạn sẽ không bao giờ lái xe được. Do đó, khi ôn tập, thay vì chỉ học lý thuyết, bạn cần kết hợp với việc thực hành để hệ thống lại kiến thức đã học và tự đánh giá năng lực của bản thân. Vào khoảng một tuần trước kỳ thi, bạn không nên học kiến thức mới mà nên dành thời gian để luyện đề và tự chấm điểm, đồng thời ghi lại những phần chưa nắm rõ. |
7. Không chú ý các thông tin quan trọng về kỳ thi: Nhiều thí sinh chủ quan, không để ý đến các thông tin liên quan kỳ thi như lịch thi, địa điểm thi, số báo danh, các giấy tờ cần thiết cần mang theo... Bỏ lỡ những thông tin quan trọng liên quan kỳ thi có thể khiến bạn đi thi muộn, đi nhầm địa điểm thi. Như vậy, công sức ôn thi của bạn trong thời gian qua sẽ đổ sông đổ biển. Vì thế, trước kỳ thi, bạn cần đảm bảo bạn đã nắm rõ tất cả thông tin về kỳ thi và chủ động đi thi từ sớm để tránh kẹt xe, đi muộn. |