Năm 1930, một tổ chức có tên Hiệp hội Sức khỏe Trẻ em Mỹ tuyên bố bài tập về nhà là một hình thức lao động của trẻ em.
Tại thời điểm này, do luật chống lao động trẻ em đã được thông qua, tuyên bố nói trên như "châm thêm" cái nhìn không mấy thiện cảm của công chúng đối với bài tập về nhà.
Trong quá trình cải cách giáo dục vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, giáo viên bắt đầu tìm cách cá nhân hóa bài tập về nhà để phù hợp hơn với từng học sinh. Đây có thể là thời điểm các chủ đề tiểu luận bất hủ ''Tôi đã làm gì trong kỳ nghỉ hè'' ra đời.
Sau Thế chiến II, Chiến tranh Lạnh đã châm ngòi sự đối đầu giữa Mỹ và Nga những năm 1950. Sự ra mắt của vệ tinh Sputnik 1 vào năm 1957 như "đổ thêm dầu" vào cuộc cạnh tranh gay gắt giữa người Nga và người Mỹ. Trẻ con cũng không thể đứng ngoài cuộc chiến này.
Ở thời điểm đó, các cơ quan giáo dục Mỹ quyết định việc bắt buộc làm bài tập về nhà là cách tốt nhất để đảm bảo học sinh nước này không bị tụt hậu so với các học sinh Nga, đặc biệt là trong các lĩnh vực khoa học và toán học.
What Works, cuốn sách được xuất bản năm 1986 của Bộ Giáo dục Mỹ, đã chỉ ra bài tập về nhà là một trong các phương pháp giáo dục hiệu quả. Đây cũng là kết quả của báo cáo nghiên cứu được thực hiện trong 3 năm liền có tên Sự bắt buộc phải cải cách giáo dục khi một quốc gia đang gặp rủi ro.
Tại thời điểm này, nhiều nhà giáo dục và người dân một lần nữa bắt đầu đặt câu hỏi về giá trị của bài tập về nhà.
Một số trường học đã tập về nhà như hồi đầu thế kỷ trước, giáo viên đưa ra nhiều ý kiến trái chiều, còn phụ huynh phải thích nghi với sự thay đổi thói quen con cái họ khi ở nhà.