Trước đó vào năm 2021 khi cuộc xung đột tại Ukraine còn chưa nổ ra, Nga đã kêu gọi Mỹ thu hồi số vũ khí hạt nhân ở các quốc gia châu Âu nói trên như một phần trong các đề xuất an ninh.
Tuy nhiên, Mỹ và NATO đã từ chối và đây được coi là lý do để Nga có hành động đáp trả bằng việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ quốc gia đồng minh thân cận của mình là Belarus.
Ngoài đầu đạn hạt nhân, Nga cũng sẽ bàn giao hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander-M có khả năng mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân và một số máy bay chiến đấu Su-25 đã được chuyển đổi để có thể sử dụng vũ khí hạt nhân cho lực lượng vũ trang Belarus.
Các quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ đã kịch liệt phản đối động thái của Nga và Belarus, coi đây là hành động “khiêu khích”. Đáp lại, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko ngày 15/6 tuyên bố nước này sẵn sàng tham gia vào cuộc xung đột tại Ukraine, nếu Belarus trở thành mục tiêu bị tấn công hay bất kỳ sự can thiệp nghiêm trọng nào từ bên ngoài.
Với động thái triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga và quan điểm cứng rắn của chính Belarus, một nước có đường biên giới chung với Ukraine, đang đặt cuộc xung đột tại nước này đứng trước một bước ngoặt mới.
Nhân tố vũ khí này được đánh giá là vừa có khả năng cân bằng sức mạnh giữa các bên liên quan, vừa có khả năng đẩy cuộc chiến rơi vào trạng thái nghiêm trọng chưa từng có.