Bắc Giang: Ghi nhận 3 ca mắc Whitmore trong 1 tuần

VH | 25/09/2021, 19:02
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Từ ngày 17 - 23/9, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang tiếp nhận 3 bệnh nhân có triệu chứng sốt. Sau các xét nghiệm, 3 bệnh nhân được xác định nhiễm vi khuẩn B. pseudomallei trên mẫu máu.

Hiện nay, việc chẩn đoán bệnh Whitmore được thực hiện dựa trên các xét nghiệm nuôi cấy, phân lập và định danh vi khuẩn trong máu, nước tiểu, đờm hoặc tại phần da bị tổn thương… Đa phần các bệnh nhân nhập viện khi sốt cao chưa rõ nguyên nhân. 

3-ca-mac-whitmore1(1).jpeg
Bệnh nhân mắc Whitmore tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. Ảnh: BVCC.

Từ ngày 17 - 23/9, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang tiếp nhận 3 bệnh nhân có triệu chứng sốt. Sau các xét nghiệm, 3 bệnh nhân được xác định nhiễm vi khuẩn B. pseudomallei trên mẫu máu.

Bác sĩ CKII. Đỗ Quốc Tuấn – Trưởng khoa vi sinh cho biết: “Bệnh Whitmore thường ít gặp, các triệu chứng lâm sàng không điển hình. Để chẩn đoán xác định cần cấy máu vi khuẩn. Do vậy, để phục vụ cho phân lập vi khuẩn B. pseudomallei cần được chỉ định nuôi cấy vi khuẩn càng sớm càng tốt với các bệnh phẩm phù hợp từ các vị trí nhiễm khuẩn hoặc cấy máu, đặc biệt, chỉ định nuôi cấy trước khi dùng kháng sinh”.

3-ca-mac-whitmore-2.jpeg
Whitmore là căn bệnh gây nguy cơ tử vong cao. Ảnh: BVCC.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang khuyến, để phòng, chống bệnh Whitmore, cần:

• Thực hiện ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết.

• Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, khi tiếp xúc, cần sử dụng đồ bảo bộ (găng tay, ủng…) đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi bị ô nhiễm.

• Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

• Những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, suy giảm miễm dịch … cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

• Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.

Bài liên quan
Bệnh nhẹ hoá nặng do trì hoãn nhập viện
(GDTD) - Nhiều bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật, nhưng trì hoãn. Từ đó, khiến bệnh diễn biến nặng.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bắc Giang: Ghi nhận 3 ca mắc Whitmore trong 1 tuần