Là bệnh nhiễm trùng đường sinh dục - tiết niệu thường gặp do loại đơn bào Trichomonas vaginalis gây nên.
Trichomonas vaginalis là trùng roi âm đạo gây viêm, ngứa vùng kín.
Ngoài lây qua đường tình dục chủ yếu, có thể lây từ mẹ sang con trong khi sinh đẻ.
Ở nữ giới: nhiều huyết trắng loãng, có bọt, màu vàng xanh, mùi hôi, ngứa nhiều và đi tiểu khó.
Ở nam giới: thường không có triệu chứng , một số có thể bị ngứa dương vật, đi tiểu khó.
Bệnh giang mai
Là bệnh nhiểm trùng kinh điển gây nên do xoắn khuẩn giang mai.
Giai đoạn đầu gây tổn thương da, niêm mạc sau đó có thể lan vào các phủ tạng như tổ chức dưới da, xương, thần kinh, tim mạch.
Mẹ bị giang mai có thể lây cho con khi mang thai gây giang mai bẩm sinh.
Bệnh mụn rộp sinh dục
Do vi rút herpes gây nên. Người bệnh có cảm giác đau, ngứa do các mụn nước ở vùng sinh dục ngoài - có thể tổn thương cả âm đạo, niệu đạo làm cho đi tiểu khó, dịch niệu đạo nhiều.Bệnh dễ tái phát do vi rút tồn tại trong cơ thể.
Bệnh viêm gan B
Vi rút viêm gan B gây bệnh ở gan nhưng lây qua dịch sinh dục và qua máu. Bạn có thể bị nhiễm vi rút mà không có biểu hiện gì. Cũng có thể sau khi nhiễm một thời gian mới có biểu hiện (chán ăn, mệt mỏi, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu...) ở nhiều người có thể tự khỏi sau một vài tháng nghỉ ngơi tốt nhưng cũng có thể trở thành bệnh viêm gan mãn tính dẫn đến xơ gan, ung thư gan. Nếu nghi ngờ, cần đi thử máu xác định Viêm gan B có thể phòng bệnh bằng tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh.
Nhiễm HIV và bệnh AIDS
HIV là một vi rút gây suy giảm miễm dịch mắc phải ở người làm suy yếu hoặc tiến tới mất hẳn khả năng chống lại bệnh tật, viết tắt của từ Human immunodeficiency virus.
Khi HIV xâm nhập vào cơ thể, nó có thể tấn công có lựa chọn đối với các tế bào bạch cầu loại limpho - T, làm cơ thể mất sức đề kháng.
Sự phá hoại này diễn ra trong thời gian dài (khoảng 2-10 năm). Đa số người nhiễm HIV không có bất kỳ một dấu hiệu hay một triệu chứng nào trong nhiều năm, chỉ có thể phát hiện nhiễm HIV qua xét nghiệm máu.
AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV do hệ thống miễn dịch bị tổn thương, có thể bị nhiễm bệnh do cơ thể không tự bảo vệ chống lại các bệnh nhiễm trùng mà cơ thể của người khoẻ mạnh có thể chống đỡ được. Những bệnh này gọi là bệnh cơ hội, là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tử vong.
Khi mới phát hiện AIDS, biểu hiện thường sụt cân nhiều, ho kéo dài, ỉa chảy kéo dài, sốt kéo dài, sưng hạch, đau họng, lở loét trên da... Đến giai đoạn AIDS toàn phát, người bệnh có thể mắc các bệnh cơ hội như bệnh lao, viêm phổi đường ruột, các bệnh phụ khoa…
HIV lây truyền qua ba con đường: tình dục, đường máu và từ mẹ sang con (lúc mang thai, khi sinh hoặc cho con bú).
Xét nghiệm HIV cho kết quả dương tính (+) là đã nhiễm HIV, âm tính (-) có thể không nhiễm HIV hoặc đã nhiễm nhưng còn trong “Thời kỳ cửa sổ”. Trong thời kỳ cửa sổ HIV đã xâm nhập nhưng kháng thể chống HIV chưa được sinh ra hoặc số lượng quá ít nên xét nghiệm chưa phát hiện được. “Thời kỳ cửa sổ” kéo dài từ 3 đến 6 tháng sau khi bị HIV xâm nhập vào cơ thể cho nên để chắc chắn, thời gian thử máu lại cần cách lúc nghi ngờ bị lây bệnh là 6 tháng.