3. Dạy con biết quy tắc
Dạy con phép tắc là dạy con biết lẽ phải, để con biết điều gì nên làm, điều gì không nên làm, để con vững vàng bước đi và tiến xa trong tương lai.
Có câu: "Ba tuổi thấy nhỏ, bảy tuổi thấy già", có nghĩa là nhìn một đứa trẻ từ nhỏ đã có thể thấy được tương lai của bé. Những năm đầu đời của mỗi đứa trẻ giống như một tờ giấy trắng, trước khi chúng hình thành một số thói quen xấu, việc đặt ra các quy tắc có thể giúp trẻ giữ được ranh giới của hành vi. Trong đó, 3 đến 6 tuổi là thời điểm tốt nhất để thiết lập các quy tắc.
Chính những quy tắc này đánh thức sự tự nhận thức bên trong của chúng ta, đồng hành và ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống sau này. Vì vậy, mẹ hãy nhớ đặt ra quy tắc cho con trước khi con lên 6 tuổi, như: Quy tắc trên bàn ăn; Đúng giờ; Không gây ảnh hưởng đến người khác nơi công cộng; Quy tắc làm việc và nghỉ ngơi; Tự làm việc của riêng mình; Không lãng phí thức ăn; Học cách xin lỗi; Không lấy đồ của người khác, mượn phải biết trả về đúng vị trí...
4. Dạy con biết ơn
Biết ơn là một đức tính tốt, và dạy con biết ơn là một bài học quan trọng. Nên để đứa trẻ học cách trân trọng tất cả những điều tốt đẹp, chẳng hạn cha mẹ đã cho con cuộc sống, những người thầy đã truyền đạt kiến thức cho con và những người bạn đã giúp đỡ con. Những đứa trẻ biết ơn cũng sẵn sàng đối xử với người khác bằng tình yêu thương và giúp đỡ họ trong khả năng của chúng.
Muốn vậy, cha mẹ cần kiên nhẫn với con, hiểu con nhiều hơn, bớt trách móc hơn.
5. Dạy con cách vượt khó
Adversity Quotient (AQ) là khả năng phục hồi sau một trải nghiệm tiêu cực và biến nó thành một trải nghiệm học tập tích cực. Nói cách khác, đó là nghị lực, khả năng vượt qua những tình huống khó khăn và biến nghịch cảnh thành động lực để tiến lên. Một đứa trẻ được vun đắp chỉ số AQ từ nhỏ được dự đoán là có khả năng thành công cao hơn khi lớn lên so với trẻ không được rèn luyện.
Một trong những cách tốt nhất và đơn giản nhất để phát triển AQ là khuyến khích con chơi thể thao. Những hoạt động này mang tính cạnh tranh cao và thể thao có thể dạy cho con rất nhiều bài học cuộc sống.
Bố mẹ cần cho trẻ trải qua một số tình huống khó khăn. Ví dụ, con đã quên làm bài tập ở trường và ngày nộp bài đã hết. Nếu trẻ đủ lớn để tự mình trao đổi với thầy cô, trẻ nên trực tiếp nói lời xin lỗi với thầy cô. Khi trẻ gặp một tình huống bất như ý, thay vì tập trung vào điều mất mát, hãy khuyến khích con nhìn vào khía cạnh tươi sáng, những điều tốt đẹp đằng sau, những bài học thông qua thất bại.
6. Dạy trẻ giao tiếp tốt
Giao tiếp luôn là một phần quan trọng của cuộc sống, nhiều người hướng nội bỏ lỡ rất nhiều cơ hội và phải chịu nhiều thiệt thòi vì không giỏi giao tiếp với người khác. Vì vậy, nhiều bậc cha mẹ hiện nay, từ khi con còn nhỏ đã bắt đầu chú ý đến việc trau dồi khả năng ngôn ngữ của con mình.
Có hai khu vực trong não người, một khu vực chịu trách nhiệm tổ chức ngôn ngữ và giải thích nó cho người khác, khu vực kia chịu trách nhiệm hiểu ý nghĩa mà người khác muốn diễn đạt bằng ngôn ngữ. Những đứa trẻ giỏi giao tiếp với người khác thường có xu hướng phát triển hơn về hai lĩnh vực này so với những đứa trẻ bình thường. Chúng cũng thường có chỉ số IQ cao hơn nhiều.
Trong cuộc sống, những đứa trẻ giỏi giao tiếp với người khác có xu hướng kết bạn dễ dàng hơn những đứa trẻ sống nội tâm. Bởi vì chúng có thể khiến đối phương hiểu được suy nghĩ của mình thông qua cách diễn đạt, chúng cũng dễ dàng thấu hiểu suy nghĩ của người đối diện. Đây là hai điểm quan trọng nhất của tương tác xã hội.
Để nuôi dạy một đứa trẻ nói năng lưu loát, cha mẹ phải học cách lắng nghe trẻ, để trẻ mạnh dạn nói ra suy nghĩ của mình. Sau khi trẻ hoàn thành một việc, cha mẹ nên học cách khen ngợi trẻ, điều này có thể cải thiện sự nhiệt tình của trẻ, kích thích trẻ ham muốn thể hiện, giúp nâng cao khả năng giao tiếp.
7. Dạy trẻ chịu trách nhiệm
Chịu trách nhiệm có thể thúc đẩy sự phát triển cá nhân, thúc đẩy một người nhận ra tiềm năng đầy đủ của bản thân, vượt qua những khó khăn khác nhau và đạt được mục tiêu của chính mình.
Để dạy trẻ biết chịu trách nhiệm, cha mẹ nên làm gương để trẻ bắt chước khi mắc lỗi tương tự. Khi đã hình thành thói quen, trẻ sẽ hiểu rằng làm người cần có dũng khí dám chịu trách nhiệm, bởi làm như vậy trẻ sẽ nhận được sự tôn trọng và thấu hiểu của người khác, từ đó dũng cảm hơn trong việc bứt phá và hoàn thiện bản thân.