Ảnh minh hoạ
2. Dễ mất bình tĩnh và thích bắt bẻ người khác
Khi còn nhỏ, con cái thường xuyên phải chứng kiến cảnh cha mẹ bất hòa thì lúc lớn lên, chúng có xu hướng trở thành người nhạy cảm, dễ gắt gỏng. Dễ dàng đánh mất sự bình tĩnh khi giao tiếp chốn đông người thực chất là biểu hiện của người EQ thấp. Nguyên nhân sâu xa là vì chúng không thể kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân.
Ở trường hợp khác, nhiều đứa trẻ lại được cha mẹ dạy cách bảo vệ bản thân mù quáng, bất kể con đúng hay sai. Theo thời gian, đứa trẻ nảy sinh thói quen không chấp nhận bất kỳ lời phản bác nào từ lời người xung quanh.
Thực tế, cha mẹ cần hiểu rằng loại hành vi này là biểu hiện của việc không biết tôn trọng người khác nhất. Khi lớn lên, con khó được mọi người yêu quý, trao cơ hội tốt, thậm chí là bị xa lánh. Hành vi bảo vệ bản thân mù quáng cần phải được ngăn chặn kịp thời, bằng những bài học đúng đắn của cha mẹ và những người lớn xung quanh con.
Ảnh minh hoạ
3. Tự ti quá mức
Khiêm tốn là đức tính tốt mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng nên được dạy từ nhỏ. Tuy nhiên, do cách giáo dục sai cách của cha mẹ, con hiểu nhầm giữa khái niệm "khiêm tốn" và "tự ti" quá mức.
Chẳng hạn với đứa trẻ tự ti, khi con nhận được lời khen từ giáo viên, trẻ chỉ vui trong chốc lát. Niềm vui đó nhanh chóng bị đánh mất khi con nghĩ rằng bản thân cần phải nỗ lực gấp bội để tiếp tục được thầy cô công nhận. Đó cũng là lý do khiến nhiều đứa trẻ lo sợ khi bỗng dưng nhận được nhiều lời khen từ những người xung quanh.
Thực tế, việc đánh mất sự tin tưởng vào bản thân sẽ khiến con chịu nhiều đau khổ trong hành trình trưởng thành. Những đứa trẻ tự ti quá mức thường được nuôi dưỡng bởi bố mẹ cũng có tính cách này. Trường hợp khác, đứa trẻ không tin tưởng bản thân là do chúng thường xuyên phải chứng kiến chuyện đau buồn từ nhỏ, hoặc được bố mẹ liên tục nhắc nhở nên "hiểu chuyện" và "giấu kín cảm xúc thật".
Cha mẹ có thể dạy con tìm cách lấy lại sự tự tin từ bên trong bằng việc công nhận tài năng của trẻ, dạy chúng bộc lộ cảm xúc cả tiêu cực và tích cực đúng nơi, đúng thời điểm.