Chuyên gia huấn luyện phụ huynh Nguyễn Tú Anh chia sẻ, thi thoảng, khi mệt mỏi và chán nản.
Chuyên gia này khuyên rằng, các bà mẹ hãy giành lấy vị trí và giữ chức CEO trong gia đình. Khi đó, mẹ sẽ vui. Ví dụ, khi trở thành CEO của một công ty “gia đình đông thành viên”, người mẹ hãy phân phối công việc cho từng “trưởng phòng” thích hợp. Ai giỏi việc gì, CEO sẽ giao làm trưởng phòng mảng đó.
Cụ thể, người cha có thể là trưởng phòng giải trí, phụ trách việc “mua vui” cho con. Kiêm luôn trưởng phòng đưa đón con đi học mỗi ngày. Trong khi đó, bà có thể là trưởng phòng dinh dưỡng, phụ trách việc đảm bảo bữa ăn cho con đủ chất theo “chiến lược” của CEO. Hoặc, ông có thể là trưởng phòng thiên nhiên, phụ trách việc đưa cháu đi dạo hít thở, xem lá ngắm hoa.
Tuy nhiên, trong trường hợp làm CEO của một công ty “gia đình hai thành viên”, người mẹ cần tự trang bị cho bản thân kiến thức nuôi dạy con bài bản. Theo chuyên gia Tú Anh, mẹ cũng cần học cách tổ chức, sắp xếp cuộc sống khoa học, lên kế hoạch mỗi ngày, nếu cần, cho từng hạng mục công việc.
“Mẹ hãy điều phối công việc, giao nhiệm vụ cho “phó giám đốc chồng” một cách rõ ràng và hợp lý. Sau đó, đặt toàn bộ sự tin tưởng vào phó giám đốc chồng. Mẹ đừng ôm đồm hết mọi việc vào người, tránh để xảy ra cảnh: Một người đầu tắt mặt tối làm hết mọi việc, một người rung đùi ngồi chơi điện thoại vì làm gì cũng không vừa ý", chuyên gia này gợi ý.
Cha là người “tung - hứng”
Theo Chuyên gia tâm lý Lê Khanh, thông thường, trong quá trình giáo dục trẻ, người mẹ thường đóng vai chính. Trong khi đó, người cha có vị trí của một người hỗ trợ.
Điều đó không có nghĩa là người cha không có một vị trí quan trọng, cần thiết trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Thực tế, cha có vai trò là một đối trọng “tung – hứng” trong các yêu cầu hay can thiệp vào hành vi của trẻ.
Đồng thời, là người giám sát để nhìn ra những hạn chế, thiếu sót của người chăm sóc. Ngoài ra, cha cũng là người có khả năng thay thế hay tham gia vào một vài “tiết mục” trong chương trình.
Điều này sẽ đòi hỏi ở người cha sự trao đổi, tương tác chặt chẽ với người mẹ. Họ cần thống nhất cao trong các quan điểm, kế hoạch đã được đưa ra để có được sự phối hợp cần thiết.
Chuyên gia này cho biết, ở vị trí đối trọng, người cha sẽ khiến cho trẻ thấy rõ hơn những giá trị trong các yêu cầu của mẹ. Ví dụ: Người mẹ nói: “Con phải làm xong bài tập này mới được đi chơi”. Khi đó, người cha sẽ đồng thuận: “Đúng rồi, bài tập không khó lắm đâu, con làm xong hai bố con mình đi chơi”.
Ở vai trò giám sát, trong lúc người mẹ đang tiến hành các biện pháp giáo dục trẻ, người cha sẽ quan sát. Nhờ đó, phát hiện ra những sai sót (nếu có) của người mẹ. Sau đó, người cha sẽ thảo luận riêng với mẹ. Ngoài ra, người cha cũng nhắc nhở, động viên mẹ bằng lời nói, hay những hành động cụ thể vì đã chăm sóc con.
“Sự thiếu vắng của người cha có thể dẫn đến tình trạng tâm thần phân liệt trong một số trường hợp mà trẻ đã có những tổn thương về tình cảm hay có rối nhiễu về tâm lý. Trong những trường hợp khác, một đứa trẻ thiếu vắng sự chăm sóc giáo dục của người cha có thể trở thành những người hèn nhát và dễ nản chí, luôn có cảm giác không an toàn và hay lo âu”, ông Khanh nhấn mạnh.
Ngoài ra, nhân cách của trẻ không có cha kề bên sẽ thiếu ổn định và không chắc chắn. Khi trưởng thành, những đứa trẻ này có tính khí thất thường, thường xuyên có ý định tự tử dù không gặp vấn đề nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, mối quan hệ với những người khác cũng không ổn định. Có thể, trẻ sẽ có bạn bè, nhưng không có bạn thân. Thậm chí, một số trẻ có thể trở thành tội phạm khi trưởng thành.