Cách dạy con không tị nạnh

05/05/2023, 01:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Hiểu được gốc rễ của việc xung đột, cha mẹ có thể phần nào giải quyết định tình trạng tị nạnh giữa các anh chị em với nhau.

- Tách những đứa trẻ ra

Đưa con bạn ra khỏi “võ đài” và để chúng hạ nhiệt trong góc riêng của mình, có thể là trong phòng. Đôi khi, tất cả những gì bọn trẻ cần là một chút không gian và thời gian không nhìn thấy mặt nhau.

Cha mẹ xử lý như thế nào khi con cái so bì, tị nạnh nhau? - 2

- Dạy đàm phán và thỏa hiệp

Chỉ cho trẻ cách giải quyết tranh chấp theo cách làm hài lòng cả 2 bên.

Yêu cầu trẻ ngừng la hét và bắt đầu giao tiếp. Cho mỗi đứa trẻ một cơ hội để nói lên nỗi uất ức của mình. Cha mẹ hãy lắng nghe và đừng phán xét. Cố gắng làm rõ vấn đề ("Có vẻ như con thực sự khó chịu với chị vì đã lấy đi trò chơi điện tử yêu thích của con đúng không") và yêu cầu trẻ tìm ra giải pháp phù hợp cho cả 2 theo ý mình.

Nếu trẻ không thể đưa ra bất kỳ ý tưởng nào để giải quyết vấn đề, cha mẹ sẽ đưa ra một giải pháp. Chẳng hạn, nếu bọn trẻ đang tranh giành một trò chơi mới, hãy đề xuất viết một lịch trình cho mỗi đứa trẻ một khoảng thời gian nhất định để chơi trò chơi đó.

- Thực thi các quy tắc

Đảm bảo tất cả bọn trẻ đều tuân thủ các quy tắc giống nhau, bao gồm không đánh nhau hoặc làm hư hỏng tài sản của gia đình. Hãy để trẻ có tiếng nói về cách các quy tắc được thiết lập và thực thi. 

Trẻ có thể quyết định hình phạt cho việc không tuân thủ quy tắc là mất đặc quyền xem TV/điện thoại trong một ngày. Để trẻ đóng một vai trò trong quá trình ra quyết định sẽ khiến chúng cảm thấy ít nhất mình có chút quyền kiểm soát đối với cuộc sống của chính mình. 

Khi trẻ tuân theo các quy tắc, hãy khen ngợi chúng vì điều đó. Các quy tắc có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của từng đứa trẻ, cũng như các đặc quyền và hậu quả.

- Đừng thiên vị con cái

Cha mẹ không nên thiên vị hoặc so sánh (ví dụ: "Tại sao con không thể ngoan giống chị con?"). Điều này sẽ chỉ khiến trẻ bực bội với nhau hơn. Đối xử thiên vị có thể làm rạn nứt mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Cha mẹ xử lý như thế nào khi con cái so bì, tị nạnh nhau? - 3

- Không làm cho mọi thứ công bằng tuyệt đối

Không có cái gọi là bình đẳng tuyệt đối trong một gia đình. Một đứa trẻ lớn hơn chắc chắn sẽ được phép làm một số việc mà những đứa em không thể làm. Thay vì cố gắng làm cho bọn trẻ bình đẳng, hãy đối xử với mỗi đứa trẻ như một cá thể độc đáo và đặc biệt.

- Trao cho trẻ quyền sở hữu tài sản của chúng

Biết chia sẻ là điều tốt nhưng không nên bắt trẻ phải chia sẻ mọi thứ. Mỗi đứa trẻ nên có những thứ thuộc về của riêng mình.

- Tổ chức họp gia đình

Họp gia đình mỗi tuần một lần để giải quyết mọi vấn đề. Hãy cho mọi thành viên trong gia đình cơ hội bày tỏ sự bất bình của họ, rồi cùng nhau đưa ra giải pháp.

- Dành cho mỗi đứa trẻ sự chú ý riêng biệt

Có thể khó dành thời gian riêng cho từng đứa trẻ, đặc biệt là trong một gia đình đông người. Nhưng một trong những lý do khiến anh chị em bực bội với nhau là chúng cảm thấy mình không được cha mẹ quan tâm đầy đủ. Để trẻ biết rằng cha mẹ coi trọng từng đứa con, hãy dành thời gian riêng cho từng đứa. Tạo ra những ngày đặc biệt khi bạn đưa con gái đi mua sắm hoặc con trai đi xem phim, chỉ có 2 người với nhau. Ngay cả 10 đến 15 phút bạn chú ý mỗi ngày cũng có thể khiến trẻ cảm thấy đặc biệt.

Theo (Tri thức & Cuộc sống)
https://vietnamdaily.trithuccuocsong.vn/doi-song-24h/cha-me-xu-ly-nhu-the-nao-khi-con-cai-so-bi-ti-nanh-nhau-172383.html
Copy Link
https://vietnamdaily.trithuccuocsong.vn/doi-song-24h/cha-me-xu-ly-nhu-the-nao-khi-con-cai-so-bi-ti-nanh-nhau-172383.html
Bài liên quan
Cách dạy con tuổi dậy thì biết lắng nghe cha mẹ
Khi con cái bước vào tuổi dậy thì, cha mẹ cần tinh tế hơn trong cách nói chuyện với con mình, có như vậy trẻ mới chịu lắng nghe mình mình nói.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cách dạy con không tị nạnh