Cách sử dụng hiệu quả sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm

Hiếu Nguyễn (Thực hiện) | 19/02/2023, 06:53
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Chuyên gia chia sẻ nguyên tắc sử dụng sách giáo khoa (SGK) Hoạt động trải nghiệm.

Bước 3: Sử dụng SGK hỗ trợ hoạt động hợp tác, làm việc nhóm.

Bước 4: Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. Học sinh sử dụng các hướng dẫn đánh giá trong SGK để tự đánh giá mức độ hoạt động của mình và bạn trong nhóm, lớp.

Bên cạnh giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh cũng cần sử dụng nhằm phối hợp với nhà trường trong quá trình giáo dục trẻ. Đặc biệt HĐTN, hướng nghiệp, muốn thành công phải có sự phối hợp với gia đình và xã hội. Tiến trình sử dụng SGK của cha mẹ học sinh có thể thực hiện theo các bước:

Bước 1: Nghiên cứu tổng thể nội dung SGK. Cha mẹ đọc và nghiên cứu SGK mà nhà trường lựa chọn để nắm được kế hoạch học tập của các con, qua đó hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 2: Hướng dẫn và hỗ trợ học sinh sử dụng và bảo quản SGK. Cha mẹ học sinh có thể phối hợp với giáo viên hướng dẫn và hỗ trợ để học sinh biết cách sử dụng và bảo quản SGK và nguồn học liệu bổ trợ khác.

Bước 3: Hỗ trợ học sinh hoàn thành các HĐTN. Cha mẹ có thể sử dụng SGK để giúp đỡ trẻ các HĐTN khi cần thiết.

Bước 4: Tham gia đánh giá kết quả HĐTN của học sinh. Ngoài giáo viên trực tiếp hướng dẫn HĐTN, thành phần tham gia đánh giá còn có giáo viên bộ môn, cha mẹ học sinh, tổ chức xã hội hỗ trợ HĐTN, bạn bè… Vì vậy, cha mẹ học sinh phải sử dụng SGK để tìm hiểu và thực hiện việc đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.

Hiểu đúng để sử dụng hiệu quả SGK Hoạt động trải nghiệm ảnh 3
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trung học phổ thông giúp mỗi cá nhân phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung. Ảnh minh họa: ITN

Thiết kế kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

- Giáo viên nếu muốn dựa vào nhiều bộ sách để thiết kế kế hoạch tổ chức HĐTN thì cần lưu ý điều gì?

- Nếu sử dụng nhiều bộ SGK, việc thiết kế kế hoạch tổ chức HĐTN, hướng nghiệp dựa trên chương trình và nhiều bộ sách được tiến hành theo các bước: Lựa chọn chủ đề, xác định mục tiêu chủ đề; Xác định, đặt tên các hoạt động trong chủ đề; Thiết kế hoạt động; Đánh giá kết quả hoạt động; Hoàn thiện kế hoạch tổ chức hoạt động.

Lựa chọn chủ đề là việc cần làm đầu tiên. Dựa trên mạch nội dung trong chương trình HĐTN, hướng nghiệp và các chủ đề có trong SGK của bộ sách khác nhau, giáo viên có thể chọn một chủ đề dành cho tháng hoặc tuần kết hợp được nội dung của các bộ sách. Sau khi lựa chọn được chủ đề, giáo viên tiến hành đặt tên. Tên chủ đề đã được gợi ý trong các bộ SGK. Giáo viên có thể đặt theo tên của 1 chủ đề trong sách đã tham khảo hoặc tùy thuộc vào khả năng, điều kiện cụ thể của từng lớp để lựa chọn tên khác cho chủ đề.

Sau khi lựa chọn, đặt tên cho chủ đề, người thiết kế tiến hành xác định mục tiêu đối với học sinh. Các mục tiêu của chủ đề cần rõ ràng, cụ thể, phù hợp; phản ánh được mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kỹ năng, thái độ, định hướng giá trị.

Khi xác định mục tiêu cần trả lời các câu hỏi: Chủ đề này có thể hình thành cho học sinh những kiến thức ở mức độ nào? Những kỹ năng nào có thể được hình thành ở học sinh và mức độ đạt được sau khi tham gia các hoạt động của chủ đề? Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở học sinh sau khi kết thúc chủ đề?

Ở bước xác định, đặt tên các hoạt động trong chủ đề, giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu đã xác định, điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, nhà trường và khả năng của học sinh để xác định hoạt động. Điều này giúp học sinh được đắm mình vào trải nghiệm liên quan đến nhận thức, cảm xúc, hành vi. Căn cứ vào chủ đề theo tháng hay chủ đề theo tuần, giáo viên lựa chọn, xây dựng hoạt động phù hợp về số lượng, thời gian. Đặt tên cho các hoạt động cần rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, tạo ấn tượng cho học sinh, phù hợp với chủ đề.

Với bước thiết kế các hoạt động cần phải xác định: Có bao nhiêu hoạt động phải thực hiện? Mục tiêu cần đạt được của mỗi hoạt động? Hoạt động cần chuẩn bị những gì? Nội dung của mỗi hoạt động? Cách thức tiến hành và thời gian thực hiện như thế nào? Công việc cụ thể cho các tổ, nhóm, cá nhân?

Đến hoạt động đánh giá kết quả, giáo viên cần xác định: Đánh giá kết quả hoạt động của học sinh mang tính động viên, khích lệ, xác định sự tiến bộ, có lộ trình rèn luyện cho người học. Đối tượng tham gia đánh giá: Bản thân học sinh, đánh giá đồng đẳng (bạn bè trong nhóm) giáo viên, phụ huynh học sinh và giáo viên khác cùng tham gia đánh giá.

Cuối cùng là hoàn thiện kế hoạch tổ chức hoạt động. Giáo viên rà soát, kiểm tra lại nội dung, trình tự, thời gian thực hiện cho từng hoạt động, xem xét tính hợp lý, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được. Nếu phát hiện sai sót, bất hợp lý ở khâu, bước, nội dung, hoạt động nào thì kịp thời điều chỉnh. Cuối cùng, hoàn thiện bản thiết kế kế hoạch tổ chức hoạt động và cụ thể hóa bản thiết kế đó bằng văn bản.

- Trân trọng cảm ơn Tiến sĩ!

sach-giao-khoa-hoat-dong-trai-nghiem-1.jpeg

Hoạt động trải nghiệm (cấp tiểu học) và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (cấp THCS, THPT) là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12. Hoạt động này được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học; theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường. Bốn loại hình hoạt động chủ yếu của Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề, Hoạt động câu lạc bộ.

Các hoạt động với sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: Giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên môn học, cán bộ tư vấn tâm lý học đường, cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, cán bộ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, cán bộ phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, cán bộ quản lý nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong xã hội.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/hieu-dung-de-su-dung-hieu-qua-sgk-hoat-dong-trai-nghiem-post625823.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/hieu-dung-de-su-dung-hieu-qua-sgk-hoat-dong-trai-nghiem-post625823.html
Bài liên quan
44 đầu sách giáo khoa mới được duyệt để dạy học sinh lớp 4
Bộ trưởng GD&ĐT vừa ký quyết định phê duyệt các sách giáo khoa lớp 4 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông theo chương trình mới.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cách sử dụng hiệu quả sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm