Cải thiện kỹ năng giao tiếp của trẻ

Vân Huyền | 28/07/2022, 18:05
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp để giúp trẻ cải thiện kỹ năng giao tiếp.

Học sinh thường tương tác với các bạn trong lớp. Ở độ tuổi đó, trẻ có thể cần sự giúp đỡ của cha mẹ trong việc giao tiếp. Trẻ cũng có thể cần sự giúp đỡ của phụ huynh để học cách truyền đạt suy nghĩ, cũng như cảm xúc tốt hơn.

1. Nói chuyện thường xuyên với trẻ

Những đứa trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp có thể không muốn nói chuyện. Công việc của cha mẹ là khuyến khích con bắt đầu hoặc tham gia vào cuộc trò chuyện càng nhiều càng tốt. Điều này chắc chắn sẽ giúp cảm thấy thoải mái hơn khi cởi mở.

2. Mô tả về một ngày

Khuyến khích trẻ chia sẻ về những chuyện xảy ra trong ngày hôm đó. Điều này giúp trẻ nhớ lại và sắp xếp trình tự. Đó cũng là hai kỹ năng mà trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp. Việc chia sẻ như vậy cũng thúc đẩy sự kết nối giữa cha mẹ và con.

ky-nang-giao-tiep1.jpeg

3. Lắng nghe trẻ

Một trong những kỹ năng trò chuyện quan trọng nhất là lắng nghe những gì người khác nói. Sau khi trẻ đã nói điều gì đó, cha mẹ hãy lặp lại một phần. Sau đó, tiếp tục bằng một câu hỏi: “Chà, có vẻ như dự án nghệ thuật đó đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn. Con nghĩ dự án nào thú vị hơn?".

4. Dùng ngôn ngữ cơ thể

Những đứa trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp có thể không phải lúc nào cũng nhận thấy những tín hiệu phi ngôn ngữ của mọi người. Đôi khi những tín hiệu này được gọi là ngôn ngữ cơ thể.

Cha mẹ hãy cân nhắc việc thể hiện và giải thích ngôn ngữ cơ thể. Phụ huynh có thể giải thích: “Cha mẹ khoanh tay vì cảm thấy tức giận".

ky-nang-giao-tiep2.jpeg

5. Bắt đầu những cuộc trò chuyện vui vẻ

Sau một ngày dài, có thể cha mẹ sẽ khó tìm ra điều gì đó hấp dẫn để thảo luận. Tuy nhiên, các chủ đề có thể bao gồm: "Điều vui nhất ở trường hôm nay của con là gì?".

6. Đọc cùng con

Đọc gì với con không quan trọng. Điều quan trọng nhất là cha mẹ và con làm điều đó cùng nhau. Sau khi hoàn thành một cuốn sách hoặc chương trình truyền hình, hãy thảo luận về bối cảnh, cốt truyện, nhân vật và bất kỳ từ mới nào có thể xuất hiện.

ky-nang-giao-tiep3.jpeg

7. Dạy con cách bắt chuyện

Hãy giúp trẻ quen với tính chất qua lại của các cuộc trò chuyện. Mục đích là để trẻ cảm thấy thoải mái khi trò chuyện.

8. Hỏi ý kiến con

Giao tiếp đòi hỏi trẻ em phản ánh cảm xúc. Hãy yêu cầu trẻ cân nhắc trong các quyết định hàng ngày. Hỏi ý kiến của trẻ về các chủ đề có liên quan. Đó là một phương pháp hay để có những cuộc trò chuyện thành công.

9. Khuyến khích trẻ viết nhật ký

Một số trẻ cảm thấy dễ dàng nói chuyện với người khác hơn khi có cơ hội để suy nghĩ thấu đáo. Viết nhật ký về các hoạt động và cảm xúc hằng ngày có thể hữu ích. Quá trình này có thể giúp trẻ hình thành suy nghĩ chia sẻ với người khác dễ dàng hơn.

Bài liên quan
Làm sao dạy trẻ cách quản trị cảm xúc?
Dạy trẻ biết kiềm chế cảm xúc có lẽ là vấn đề thường được người lớn cho rằng chưa cần thiết và vì thế có thể chưa được cha mẹ thử áp dụng hay thực hiện đúng cách.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cải thiện kỹ năng giao tiếp của trẻ