Năm 2021, sản lượng hàng hóa thông quan qua các cảng Vịnh Bắc Bộ đạt gần 360 triệu tấn, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước, đứng đầu Trung Quốc.
Về sản lượng vận chuyển hàng hóa, từ năm 2019 đến 2021, Quảng Tây đứng thứ 4 tại Trung Quốc với những thành tích nổi bật, chỉ sau Sơn Đông, Quảng Đông và Chiết Giang.
"Đường sắt Phòng-Đông sẽ mở ra tuyến đường sắt cao tốc từ Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ và thậm chí cả Khu vực Vịnh lớn Quảng Đông-Hồng Kông-Macao của Trung Quốc tới các nước ASEAN, đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy trao đổi kinh tế và thương mại giữa hai bên", Liêu Cương - Phó chỉ huy Ban quản lý Xây dựng Kỹ thuật Đường sắt Ven biển của Cục Đường sắt Quốc gia Nam Ninh - giải thích.
Tốc độ thiết kế của tuyến đường sắt Phòng-Đông là 200 km/h và cơ sở hạ tầng có thể đáp ứng tốc độ 250 km/h. Ảnh: Tân Hoa xã
Theo dữ liệu của Hải quan Trung Quốc, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đã tăng từ dưới 520 tỷ USD năm 2017 lên gần 980 tỷ USD vào năm 2022. Trong đó, kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam tăng từ 120 tỷ USD năm 2017 lên 235 tỷ USD vào năm 2022.
Năm 2022, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam thậm chí vượt kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Đức, đây rõ ràng là một sự thay đổi chưa từng có.
Xét từ xuất nhập khẩu thương mại Việt-Trung, xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam lớn hơn nhập khẩu.
Lý giải cho điều này là do thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam chủ yếu là buôn bán phụ tùng và linh kiện, trong đó một phần đáng kể là giữa các công ty Việt Nam với đối tác ở Khu vực Vịnh Lớn Quảng Đông-Hồng Kông-Macao của Trung Quốc, hoặc thậm chí là hoạt động thương mại giữa cùng một công ty Trung Quốc tại các nhà máy khác nhau ở hai nước.
Đây cũng là lý do quan trọng cho mối quan hệ chặt chẽ giữa tuyến đường sắt cao tốc Phòng-Đông và Khu vực Vịnh Lớn.
Theo trang tin Sina, trước đây, vấn đề mà vận tải đường sắt Việt Nam qua Trung Quốc gặp phải là trọng lượng hàng hóa Việt Nam quá cảnh qua Trung Quốc bị hạn chế nhất định.
Đầu tháng 8, chuyến tàu đầu tiên từ Thạch Gia Trang, Hà Bắc, Trung Quốc đến Hà Nội đã vận hành suôn sẻ với hành trình 5 ngày dài hơn 2.700 km.
Theo kế hoạch, đến năm 2030, sản lượng vận chuyển hàng hóa của Việt Nam thông qua loại hình vận tải đường sắt quốc tế sẽ tăng hơn 3 lần.
Theo trang web của Cục Quản lý Đường sắt Nhà nước Trung Quốc, ngày 29/5, Cục trưởng Cục Đường sắt Nhà nước Trung Quốc Phí Đông Bân đã đón tiếp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Việt Nam Nguyễn Văn Thắng và đoàn đại biểu Việt Nam tại Bắc Kinh. Hai bên đã đi sâu trao đổi về tăng cường hợp tác đường sắt Việt Nam - Trung Quốc.