Cần trưởng thôn hỗ trợ để... phổ cập Giáo dục mầm non

Nguyễn Dịu | 18/07/2022, 13:30
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Hiện một số trường vùng khó khăn của huyện ngoại thành Hải Phòng việc phổ cập giáo dục mầm non còn nhiều khó khăn.

Năm học vừa qua, kết quả huy động trẻ đến trường của Trường Mầm Non Giang Biên, huyện Vĩnh Bảo là 465 /906 cháu đạt 51,3 %. Trong đó: mẫu giáo: 399/502 đạt 79,4% (Cháu 5 tuổi 149/149 cháu đạt 100%; Cháu 4 tuổi 155/186 cháu đạt 83%; Cháu 3 tuổi 90/167 cháu đạt 53%); nhà trẻ: 66/404 cháu đạt: 16,3%.

Phổ cập Giáo dục mầm non cần sự phối hợp của... trưởng thôn ảnh 2
Cô trò Trường Mầm non Giang Biên, huyện Vĩnh Bảo.

Theo cô Nguyễn Thị Thanh Hoà - Hiệu trưởng Trường Mầm non Giang Biên, nhà trường được xây mới và tập trung vào 1 khu với 12 phòng học, tiếp tục đầu tư xây mới 6 phòng học, dự kiến hoàn thành vào tháng 2/2023. Trang thiết bị được đầu tư từng bước theo hướng chuẩn và hiện đại. Tuy nhiên, hiện tại phòng học và đội ngũ giáo viên, nhân viên còn thiếu, khó khăn trong công tác giáp dục.

Một số ít phụ huynh học sinh chưa quan tâm, nhận thức chưa sâu sắc về chương trình giáo dục mầm non và tầm quan trọng của việc đưa trẻ đến trường nên việc huy động trẻ đến trường còn nhiều khó khăn.

Nỗ lực nâng chất lượng

Dù cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, nhưng để đảm bảo chất lượng giáo dục, Trường Mầm non Dũng Tiến đã ưu tiên đủ phòng học cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi, các phòng đảm bảo chuẩn.

Cô Nguyễn Thị Tính cho rằng, trong những năm tiếp theo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, nhà trường tiếp tục tham mưu địa phương xây dựng thêm một số phòng học, phòng chức năng để tập trung về khu trung tâm dự kiến xây dựng đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 giai đoạn 2023-2025.

Trường tiếp tục trang bị đồ dùng, thiết bị tối thiểu theo Thông tư 02 đảm bảo đủ cho các lớp 5 tuổi để thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới theo quy định, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

Phổ cập Giáo dục mầm non cần sự phối hợp của... trưởng thôn ảnh 3
Góc học tập của học sinh Trường Mầm non Ngũ Đoan, huyện Kiến Thuỵ.

Theo cô Nguyễn Thị Mến, để đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch phát triển giáo dục và tuyển sinh được giao, ngay từ đầu năm học Trường Mầm non Ngũ Đoan đã chỉ đạo giáo viên thực hiện việc rà soát số trẻ trên địa bàn, đến từng từng gia đình có trẻ chưa đi học để tuyên truyền và khảo sát nhu cầu đi học của trẻ, đồng thời phổ biến chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ đến phụ huynh học sinh.

Nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch tuyển sinh với các nội dung cụ thể về chỉ tiêu và giải pháp thực hiện. Thông báo công khai kế hoạch tuyển sinh trên loa truyền thanh của xã và các thôn, trên zalo, Facebook, dán thông báo tại trường, nhà văn hóa thôn. Cử giáo viên theo dõi tiến độ đăng ký tuyển sinh, đồng thời đôn đốc để phụ huynh đăng ký tuyển sinh đúng thời gian quy định.

Dù còn nhiều khó khăn nhưng các nhà trường luôn cố gắng khắc phục, nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục. Nhiều trường đã được UBND TP công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và đoàn kiểm tra đánh giá ngoài của Sở GD&ĐT Hải phòng công nhận kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2.

Ngoài việc kiến nghị được đầu tư cơ sở vật chất, chính sách cho người làm công tác phổ cập, các nhà trường mong muốn công tác điều tra phổ cập hiệu quả cần có sự phối hợp của các đoàn thể, địa phương như trưởng thôn, ban dân số.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/pho-cap-giao-duc-mam-non-can-su-phoi-hop-cua-truong-thon-post600951.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/pho-cap-giao-duc-mam-non-can-su-phoi-hop-cua-truong-thon-post600951.html
Bài liên quan
Sáng tạo trong phổ cập giáo dục mầm non ở trường ngoại thành Hà Nội
Không chỉ là 1 trong 4 trường đầu tiên của huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2, Trường Mầm non Minh Trí A được biết đến là điểm sáng trong nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Trong đó, có dấu ấn từ các giải pháp trong công tác phổ giáo dục mầm non.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần trưởng thôn hỗ trợ để... phổ cập Giáo dục mầm non