Cậu bé nặn mụn dẫn tới viêm màng não

28/10/2022, 19:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nhiều người không biết tới vùng tam giác nguy hiểm trên mặt, vô tư dùng tay nặn mụn ở khu vực này.

Sau khi điều trị tích cực, tình trạng sốt cao của Đông Đông đã được kiểm soát. Tình trạng sưng phù mặt cũng dần thuyên giảm và bệnh tình dần được cải thiện.

Bác sĩ Trần nói thêm: “Vùng tam giác chỉ hình tam giác hình thành giữa khóe miệng và hốc mũi. Đây là một vị trí cực kỳ nguy hiểm.

Thứ nhất, các tĩnh mạch bề mặt ở vùng này bao gồm các tĩnh mạch thái dương trước, kết nối với xoang hang nội sọ.

Thứ hai, van của các tĩnh mạch trước kém phát triển, ít và yếu, đồng thời đóng không hoàn toàn. Chức năng quan trọng nhất của van tĩnh mạch là hoạt động như van một chiều để đảm bảo máu chảy theo hướng của tim. 

Khi xảy ra tình trạng viêm nhiễm ở vùng tam giác này, rất dễ gây trào ngược máu lên tĩnh mạch nhãn cầu. Một khi biến chứng xảy ra, các triệu chứng như phù nề mi mắt, hoặc ứ máu trong cổ họng, rối loạn thị giác… xuất hiện”.

Bên cạnh đó, tình trạng viêm cũng có thể lan tới mắt, các mô xung quanh, khiến người bệnh lên cơn sốt, ớn lạnh, nhức đầu… Trong trường hợp nặng có thể bị nhiễm trùng huyết, nhiễm độc máu, viêm tắc tĩnh mạch, áp xe não, nguy hiểm tới tính mạng.

Bác sĩ Trần nhắc nhở, trẻ đang tuổi dậy thì có lượng hormone cao, nhiều tuyến bã nhờn và tuyến mồ hôi ở vùng tam giác nguy hiểm, dễ bị tắc nghẽn nang lông, viêm nhiễm, nổi mụn hoặc nhọt. Khi xuất hiện mụn nhọt ở vùng tam giác nguy hiểm, bạn nhớ không được tự ý nặn bằng tay, vệ sinh sạch và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Khi nặn mụn cần chú ý những gì?

“Tam giác hiểm” là vùng tam giác cân với gốc mũi làm điểm xuất phát và đường nối 2 khóe miệng làm gốc. Nguồn cung cấp máu ở vị trí này rất quan trọng. Sau khi nặn mụn, vi khuẩn trên mặt sẽ xâm nhập vào tĩnh mạch mặt, theo máu trở về tim rồi đến phổi, gan, thận và các cơ quan khác trên cơ thể người theo đường tuần hoàn, gây nhiễm trùng nặng hơn.

Trong trường hợp bình thường, mụn sẽ xuất hiện và tự rụng trong khoảng 3-5 ngày, không cần nặn bằng tay. Nếu bệnh nhân bị mụn trứng cá như mụn đầu đen nhưng mụn đầu trắng thì có thể nặn được. Vì nguyên nhân hình thành mụn là do lỗ chân lông bị bít kín, lúc này cần nặn mụn lấy nhân ra. Tuy nhiên, nếu mụn bọc gây viêm nhiễm, sưng đỏ thì không được tuỳ ý nặn.

Trong trường hợp bị mụn ở mặt cần chú ý những điều sau:

- Sau khi bị mụn, cần chú ý tới tới việc làm sạch da, không nên rửa mặt bằng nước nóng, tránh tẩy da chết kẻo gây tổn thương cho da.

- Người bị nổi mụn cần hạn chế ăn các loại thịt đỏ, trái cây có tính nóng như vải, sầu riêng, xoài… vì có thể làm tình trạng mụn nặn thêm.

- Thông thường, con gái trước khi hành kinh sẽ bị nổi nhiều mụn, cần chú ý nghỉ ngơi, điều hòa cảm xúc, không nên căng thẳng, lo lắng quá mức.

- Một số ít phụ nữ bị mụn trứng cá do bệnh nội tiết gây ra như hội chứng buồng trứng đa nang, cần tới bệnh viện khám và điều trị.

Việc điều trị mụn trứng cá khác nhau ở mỗi người, nếu phát hiện tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng thì cần tiến hành khám tổng quát.

Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, do nội tiết và tuyến bã bắt đầu phát triển mạnh, đây là giai đoạn có tỷ lệ mắc mụn cao, cần vệ sinh, ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên nếu tình trạng mụn ngày càng nghiêm trọng, bị tái phát nhiều lần, không dễ lành, thậm chí là mụn mủ nhiễm trùng, cần được điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Theo KHẢ NGÂN ( Sohu) (Người đưa tin)
https://www.nguoiduatin.vn/cau-be-nan-mun-dan-toi-viem-mang-nao-ung-cham-vao-vung-tam-giac-nay-tren-mat-a577376.html
Copy Link
https://www.nguoiduatin.vn/cau-be-nan-mun-dan-toi-viem-mang-nao-ung-cham-vao-vung-tam-giac-nay-tren-mat-a577376.html
Bài liên quan
8 thói quen xấu dẫn đến da nổi mụn
(GDTD) - Da nổi mụn là nỗi ám ảnh với bất kỳ ai. Cần loại bỏ 8 thói quen xấu nhiều người mắc để tránh bị nổi mụn.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cậu bé nặn mụn dẫn tới viêm màng não