Chuẩn hóa để bảo vệ tiếng Việt

Trần Hoà | 28/03/2023, 10:41
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Tiếng Việt ngày càng rời xa các quy chuẩn hàm chứa giá trị truyền thống, bởi cách dùng và giải thích từ ngữ tuỳ tiện.

Sau khi Pháp đô hộ Việt Nam và dùng chữ Quốc ngữ làm chữ viết chính thức, những khác biệt giữa chữ Quốc ngữ ghi âm bằng mẫu tự phương Tây của Dòng Tên với chữ Quốc ngữ ghi âm bằng mẫu tự Latinh của Dòng Thừa Sai được giải quyết dứt khoát.

Từ đó, chữ Việt Nam hiện đang dùng có thể gọi là chữ Quốc ngữ Latinh. Vấn đề chính tả tiếng Việt đặt ra hơn một trăm năm nay chính là vấn đề của hệ thống chữ Quốc ngữ Latinh này.

Tiếng Việt pha trộn

Chuẩn hóa để bảo vệ tiếng Việt ảnh 1
Một số lỗi chính tả trong cuốn sách 'Từ điển chính tả tiếng Việt'.

Chính vì không có quy chuẩn chính tả, nên hiện nay hệ thống từ điển chính tả tiếng Việt cũng không thống nhất, có nhiều cách viết và giải thích khác nhau: Giấu diếm - giấu giếm, dông tố - giông tố, lí lẽ - lý lẽ, trối trăn - trối trăng, bơi chải - bơi trải…

Sự phức tạp của tiếng Việt đã kéo theo nhiều hội thảo về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra các ưu, nhược điểm của hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt và chữ Quốc ngữ.

PGS.TS Nguyễn Trường Lịch - Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội cho rằng, suốt chiều dài lịch sử cha ông ta không ngừng nỗ lực xây dựng hệ thống ngôn ngữ văn tự độc lập. Chữ Nôm ra đời để duy trì bản sắc. Tiếng Việt - chữ Quốc ngữ được phổ cập nhằm xóa mù và hiện đại hóa đời sống toàn dân.

Tuy nhiên, càng ngày càng nhiều người sính ngoại, họ pha trộn tiếng nước ngoài với tiếng Việt làm cho ngôn ngữ tiếng Việt trở nên khó hiểu, méo mó. Phổ biến nhất được thống kê gồm các từ: Start-up (khởi nghiệp), Diva (nữ danh ca). Hay mới đây, một bài hát mà giới trẻ chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội “Yêu anh đi mẹ anh bán bánh mì” - có đoạn: “Đừng lo lo lo gì, ngoài lo lo lo-ve”.

TS Bùi Thị Ngọc Anh - Viện Ngôn ngữ học từng công bố nghiên cứu về sử dụng lẫn tiếng Anh và tiếng Việt trong các chương trình truyền hình trực tiếp cho trẻ em. Theo đó, bên cạnh việc dùng từ viết tắt, còn có cả đệm từng từ, đến nói cả câu tiếng Anh trong chương trình.

Tuy nhiên, có tới 41% người trên 60 tuổi đồng ý việc sử dụng như vậy. Họ cho rằng, trẻ em cũng cần đi theo xu hướng của xã hội. Với độ tuổi từ 20 - 59, lượng cổ xúy còn cao hơn, chiếm 54%.

Thậm chí đến cả chuyên gia ngôn ngữ cũng hiểu sai thành ngữ, tục ngữ. Theo chia sẻ của nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công, chương trình “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” của một cơ quan báo chí mới đây, người trả lời đúng khi giải thích về cụm từ “cư vi”, nhưng lại chưa chính xác khi giải thích “vi” trong “nhàn cư vi bất thiện” mà dịch thành “nhàn thì không tốt”.

Bài liên quan
Sinh viên giải mã hệ thống ngôn ngữ 2.500 tuổi
(GDTĐ) - Khám phá của nghiên cứu sinh ĐH Cambridge dù mới là ban đầu nhưng đã được xem là cuộc cách mạng đối với những người sử dụng tiếng Phạn, theo Fox News.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuẩn hóa để bảo vệ tiếng Việt