Chuyển đối số trong giáo dục đáp ứng nhu cầu đào tạo không chính quy

Minh Phong | 28/10/2022, 19:04
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Trường ĐH Mở Hà Nội tổ chức hội nghị thường niên về đào tạo không chính quy năm 2022.

Khi chuyển đối số cho quản lý đào tạo dần hoàn thiện, các giao diện của quản lý khoa học - công nghệ, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, tài chính - tài sản, sinh viên, giáo trình, học liệu… cũng dần hình thành các bộ khung và chờ áp dụng, khớp nối giữa các mô-đun để trở thành hệ thống công nghệ thông tin tổng thể. Hệ thống này quản lý toàn bộ các hoạt động của nhà trường trên môi trường số.

Chuyển đối số trong giáo dục đáp ứng nhu cầu đào tạo không chính quy ảnh 3
PGS.TS Nguyễn Thị Nhung trao tặng giấy khen cho đại diện các đơn vị đã có nhiều đóng góp trong việc phối hợp tổ chức đào tạo không chính quy đạt hiệu quả cao.

“Chuyển đối số trong giáo dục không phải là đích đến mà là quá trình liên tục thay đổi để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao không chỉ cho đào tạo chính quy, không chính quy mà còn để xây dựng xã hội học tập, phục vụ học tập suốt đời” – PGS.TS Nguyễn Thị Nhung nhấn mạnh.

Theo TS Lê Thị Hằng – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên (Bộ GD&ĐT) - để quá trình chuyển đổi số diễn ra có hiệu quả, thực chất đảm báo đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bất cứ tổ chức nào cũng cần phải quan tâm đến các yếu tố sau: Quy trình công việc; hạ tầng cơ sở công nghệ; nguồn nhân lực.

Về quy trình công việc, tham chiếu đến điều kiện của từng cơ sở giáo dục là chuyển đổi toàn bộ quy trình làm việc ở tất cả các lĩnh vực quản lý trong Nhà trường, bao quát được tất cả các lĩnh vực.

Quản lý đào tạo, sinh viên, cơ sở vật chất, tài chính, nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Đây là một khối lượng công việc đồ sộ, phức tạp, yêu cầu nhiều quản lý, liên kết các khối nghiệp vụ khác nhau trong một hệ thống thống nhất. Quá trình chuyển đổi số, do vậy, phức tạp nhất ở khâu chuyển đổi số cho quy trình công việc.

Chuyển đối số trong giáo dục đáp ứng nhu cầu đào tạo không chính quy ảnh 4
Toàn cảnh hội nghị.

Về cơ sở hạ tầng công nghệ, thì các cơ sở giáo dục đã triển khai được hạ tầng cơ bản phục vụ việc dạy và học, nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, để đáp ứng vận hành thông tin thông suốt cho quá trình chuyển đổi số thì các nhà trường cần phải nâng cấp hệ thống máy chủ, hạ tầng mạng, hạ tầng viễn thông.

Về nguồn nhân lực thì quá trình chuyển đổi số yêu cầu đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện không những nắm chắc chuyên môn, nghiệp vụ mà còn phải có khả năng trao đổi, mô tả, giải thích các quy trình làm việc cho đội ngũ phát triển.

Trong suốt quá trình xây dựng hệ thống, đội ngũ phát triển chuyển đổi số phải làm việc với tất cả các đơn vị liên quan trong tổ chức. Tổ chức giáo dục cũng phải tự chủ động xây dựng được đội ngũ để có thể nhận chuyển giao, vận hành, cập nhật hệ thống.

Trường ĐH Mở Hà Nội là một trong những đơn vị có uy tín trong đào tạo không chính quy của cả nước, đặc biệt là cơ sở giáo dục hàng đầu về giáo dục mở và từ xa. Theo báo cáo gần đây nhất của Trường ĐH Mở Hà Nội về đào tạo không chính quy. Riêng trong năm 2022, nhà trường đã tuyển sinh được 7362 sinh viên, quy mô đào tạo đạt hơn 20.000 sinh viên.

Nhà trường cũng phát triển được 88 Trạm liên kết đào tạo từ xa trải dài suốt từ Bắc xuống Nam với số lượng ngành đào tạo không chính quy lên đến 14 ngành đào tạo đầy đủ các loại hình vừa học, vừa làm, từ xa truyền thống, từ xa trực tuyến.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/chuyen-doi-so-trong-giao-duc-dap-ung-nhu-cau-dao-tao-khong-chinh-quy-post613378.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/chuyen-doi-so-trong-giao-duc-dap-ung-nhu-cau-dao-tao-khong-chinh-quy-post613378.html
Bài liên quan
Ninh Bình gặt hái 'quả ngọt' từ nỗ lực chuyển đổi số trong giáo dục
Ý thức tầm quan trọng và hiệu quả chuyển đổi số, những năm qua ngành GD&ĐT Ninh Bình đã thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý, dạy và học.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyển đối số trong giáo dục đáp ứng nhu cầu đào tạo không chính quy