Chuyên gia nói về quy định cấm giáo viên trường tư trông trẻ tại nhà

PV | 12/12/2021, 15:20
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nhiều ý kiến cho rằng, việc cấm giáo viên trường tư trông trẻ tại nhà là chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Cơ quan quản lý cần có cách làm linh hoạt hơn.

Việc phòng chống dịch Covid-19 là trách nhiệm chung của toàn xã hội hiện nay. Tuy nhiên, hiện chỉ có Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân có văn bản quy định siết chặt việc dạy và trông giữ trẻ tại nhà của giáo viên mầm non tư thục như vậy.

Cần giải pháp hợp tình, hợp lý

TS. Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, cơ quan quản lý cần có giải pháp linh hoạt, phù hợp hơn. Ảnh: PV.

TS. Luật sư Đặng Văn Cường cho biết, quy định về hoạt động của các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP Hà Nội cũng như quy định về dạy thêm, học thêm ở Thủ đô sẽ do Sở GD&ĐT Hà Nội quyết định. Việc này căn cứ vào các quy định của Bộ GD&ĐT, các văn bản của Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19.

Việc phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân ban hành công văn để hạn chế nhu cầu trông giữ trẻ tại nhà của giáo viên mầm non tư thục là chưa phù hợp với quy định của pháp luật, gây khó khăn cho các giáo viên, phụ huynh và học sinh.

Với diễn biến kéo dài của dịch bệnh thì gần như các cơ sở giáo dục tư thục, trong đó phần lớn là giáo dục mầm non không thể hoạt động được trong một thời gian dài.

Ông Cường dẫn giải, thực tế đã có nhiều cơ sở phải đóng cửa, nhiều giáo viên mất việc làm phải đi làm những công việc lao động chân tay. Bởi vậy, trách nhiệm của cơ quan quản lý ngành Giáo dục không chỉ là đảm bảo về chất lượng hiệu quả, tiến độ giảng dạy mà còn phải quan tâm, chăm lo đến đời sống của cán bộ, giáo viên.

Trong đó, các giáo viên cơ sở giáo dục tư thục, dân lập, tất cả những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục cần phải được quan tâm, tạo điều kiện như nhau để ổn định cuộc sống.

“Rất nhiều phụ huynh vẫn phải đi làm, không phải ai cũng có thể nhờ người thân trông con tại nhà. Bởi vậy, nhu cầu này của người dân đang ngày càng gia tăng. Do đó, Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân nên xem xét lại văn bản này về cả nội dung, hình thức và mục đích của văn bản”, TS. Luật sư Đặng Văn Cường nêu quan điểm.

Tại Nam Định, việc tổ chức dạy học được kết hợp linh hoạt giữa trực tiếp và trực tuyến ở từng địa bàn có các mức độ dịch khác nhau. Theo lãnh đạo phòng GD&ĐT huyện Nam Trực, toàn huyện có 7.797 học sinh phải học trực tuyến do nằm trong khu vực có nguy cơ dịch bệnh. Với cấp mầm non, nếu giáo viên và trẻ không nằm trong diện F1, F2 ở cùng trên khu vực vùng nguy cơ thì cô giáo có thể trông trẻ tại nhà. Miễn sao phải đảm bảo các điều kiện về phòng chống dịch. 
Bài liên quan
34 giáo viên tiêu biểu về Hà Nội gặp mặt Phó Chủ tịch nước
(GDTĐ) - Chiều 18/11, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Đoàn đại biểu giáo viên tham gia chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2021.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia nói về quy định cấm giáo viên trường tư trông trẻ tại nhà