Trẻ em trong thời kỳ nổi loạn thường không ổn định về mặt cảm xúc, tính cách nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi thế giới bên ngoài, quan tâm đến những gì người khác nghĩ về mình và chú ý nhiều hơn đến việc cha mẹ có thể nhìn thấy chúng hay không.
Trước hết cần chấp nhận cảm xúc của trẻ, những cảm xúc không tốt trong thời kỳ nổi loạn khiến trẻ cảm thấy bị cô lập, bất lực, cha mẹ cũng dễ mất ổn định cảm xúc.
Thứ hai, thể hiện sự tin tưởng với trẻ, giảm bớt mong muốn kiểm soát, tin rằng trẻ có thể tự mình hoàn thành việc gì đó. Việc cha mẹ thể hiện sự tin tưởng với con sẽ có lợi cho trẻ, để chúng cũng luôn tin tưởng vào cha mẹ và giảm bớt sự phản kháng khi giao tiếp với cha mẹ.
3. Lắng nghe, ghi nhận, khuyến khích và hỗ trợ
Trẻ bước vào thời kỳ nổi loạn sẽ giao tiếp khó khăn và không muốn trò chuyện với cha mẹ. Đồng thời, lại có nhiều cha mẹ không giỏi lắng nghe và không bao giờ lắng nghe ý kiến con cái, họ làm ngơ trước ý kiến của con, thậm chí còn áp đặt suy nghĩ của mình cho con trẻ, cho rằng trẻ phải tuân theo những gì mình nói.
Làm như vậy chỉ khiến trẻ đánh mất chính mình, mất ham muốn giao tiếp, tự ti hơn mà thôi. Chúng ta cần thay đổi, trở thành người lắng nghe, không tùy ý cắt ngang lời nói của trẻ, kịp thời đưa ra phản hồi, hướng dẫn trẻ học cách diễn đạt. Cùng với đó là cho trẻ đủ sự công nhận, khuyến khích ước mơ, ủng hộ mọi hành động mang tính tích cực, là chỗ dựa vững chắc cho con.