Giáo dục bốn phương

Đại học Mỹ đối mặt với khủng hoảng tài chính

01/05/2025 10:00

Chỉ 2 tháng sau khi tái đắc cử, Tổng thống Donald Trump đã tái định hình giáo dục đại học Mỹ bằng cách nhắm kiểm soát các trường ưu tú.

Các trường đại học giàu nhất nước Mỹ đang đối mặt với một đòn giáng tài chính nghiêm trọng khi chính quyền Tổng thống Donald Trump thông báo cắt giảm ngân sách. Dự kiến điều này sẽ ảnh hưởng đến hàng tỷ USD tài trợ nghiên cứu và nhiều thập kỷ tiến bộ khoa học của nước Mỹ.

Chỉ 2 tháng sau khi tái đắc cử, Tổng thống Donald Trump đã tái định hình giáo dục đại học Mỹ bằng cách nhắm kiểm soát các trường ưu tú. Chính phủ quyết định thu hồi 2,2 tỷ USD tiền tài trợ nghiên cứu nhiều năm cho Đại học Harvard. Trước đó, gần một tỷ USD tài trợ cho Đại học Cornell và 790 triệu USD cho Đại học Northwestern bị đóng băng.

Nguồn tài trợ liên bang cho giáo dục đại học Mỹ được xây dựng từ năm 1958 với nhiều đầu tư lớn vào khoa học và công nghệ. Mối quan hệ đối tác lâu dài giữa chính phủ và các trường đại học từ đó đã đưa nước Mỹ trở thành trung tâm nghiên cứu và đổi mới toàn cầu. Năm 2023, các trường cao đẳng và đại học Mỹ chi 108,8 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển, trong đó 60 tỷ USD, tương đương khoảng 55%, đến từ chính phủ liên bang.

Các động thái cắt giảm tài trợ là một phần trong chiến dịch ngân sách và trừng phạt những trường bị cáo buộc bài Do Thái. Việc cắt giảm không chỉ giới hạn trong giáo dục mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến các lĩnh vực như nghiên cứu khí hậu, phát triển vắc-xin và bình đẳng giới.

Phản ứng trước làn sóng cắt giảm, hôm 22/04, hơn 100 trường đại học đã ký thư, chỉ trích “sự can thiệp quá mức chưa từng có” của chính phủ. Lá thư khẳng định các trường sẵn sàng chấp nhận cải cách mang tính xây dựng và giám sát hợp pháp nhưng phản đối việc lạm dụng quyền lực đối với nguồn tài trợ nghiên cứu công.

Mặc dù, tài chính của các trường đại học ưu tú tại Mỹ không chỉ phụ thuộc vào tài trợ liên bang mà còn dựa trên các quỹ tài trợ khổng lồ tích lũy qua nhiều thập kỷ. Phần lớn số vốn này bị giới hạn sử dụng bởi các quy định của nhà tài trợ, chỉ có thể chi cho mục đích cụ thể như học bổng, nghiên cứu định hướng hoặc vị trí giảng viên.

Theo công bố của Harvard, quỹ tài trợ của trường được chia thành hơn 14,6 nghìn quỹ nhỏ riêng biệt, mỗi quỹ đều có ràng buộc chặt chẽ.

Trong bối cảnh cắt giảm tài trợ nghiêm trọng, các trường đại học Mỹ buộc phải đưa ra những giải pháp thay thế. Trường Y khoa Harvard chuẩn bị phương án sa thải nhân viên, ngừng hợp đồng thuê bất động sản và tạm dừng một số dự án nghiên cứu. Viện Y tế Quốc gia (NIH), cơ quan tài trợ nghiên cứu y sinh hàng đầu, dự kiến cắt giảm tới 40% ngân sách.

Trường Cao đẳng Bác sĩ và Phẫu thuật Vagelos của Đại học Columbia cũng đóng băng chi tiêu, báo hiệu những khó khăn tài chính có thể lan rộng. Ngân sách khoa học của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cũng đứng trước nguy cơ bị cắt gần một nửa, ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều chương trình nghiên cứu không gian.

Trong bối cảnh nguồn tài trợ liên bang bị thắt chặt, các trường đại học ưu tú của Mỹ buộc phải xem xét lại mô hình tài chính của mình, tăng cường tìm kiếm các nguồn vốn thay thế và củng cố năng lực tự chủ.

Tuy nhiên, ngay cả với quỹ tài trợ khổng lồ và mạng lưới đối tác quốc tế rộng lớn, việc duy trì vị thế dẫn đầu toàn cầu trong nghiên cứu và đổi mới sẽ là một thách thức to lớn. Nếu không có sự cam kết nhất quán từ chính phủ trong việc hỗ trợ khoa học và giáo dục, những thành tựu mà nền giáo dục đại học Mỹ đã dày công gây dựng trong gần một thế kỷ có nguy cơ bị xói mòn.

Các trường đại học Mỹ vận hành ở quy mô vượt xa nhiều tổ chức giáo dục khác trên thế giới. Tổng quỹ tài trợ của Đại học Oxford, bao gồm 43 trường cao đẳng và trường trung tâm, chỉ đạt 8,3 tỷ bảng Anh, bằng 1/5 của Harvard. Đại học Cambridge có quỹ tài trợ chỉ khoảng 210 triệu bảng Anh.

Tại châu Âu và Trung Quốc, mô hình tài trợ phụ thuộc nhiều hơn vào trợ cấp chính phủ và học phí được kiểm soát. Rất ít trường tại châu Âu sở hữu quỹ tài trợ vượt quá 1 tỷ USD, theo Sổ đăng ký Giáo dục Đại học châu Âu.

Theo DW

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/dai-hoc-my-doi-mat-voi-khung-hoang-tai-chinh-post729163.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/dai-hoc-my-doi-mat-voi-khung-hoang-tai-chinh-post729163.html
Bài liên quan
Nữ sinh Hà Nội giành học bổng 8,7 tỷ đồng từ đại học Mỹ
Đặng Thùy Vy, học sinh lớp 12 chuyên Sinh, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, vừa xuất sắc trúng tuyển vào Colby College (Mỹ) với học bổng lên tới 8,7 tỷ đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
  • Sẽ xếp lại bảng lương, chế độ phụ cấp với nhà giáo
    4 giờ trước Chính sách giáo dục
    Sáng 11/7, tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 luật đã được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết Quốc hội đã quy định "lương nhà giáo xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp". Quốc hội đồng thời giao Chính phủ quy định về chính sách tiền lương giáo viên.
  • Ngôi trường hơn 50 tuổi ở Hà Nội thu 'trái ngọt' mùa thi vào lớp 10
    4 giờ trước Tuyển sinh đầu cấp
    Năm 2025, Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) đạt tỷ lệ 94% học sinh đỗ vào lớp 10 THPT công lập, trong đó có 38 lượt đỗ trường chuyên.
  • Kỳ vọng phát triển giáo dục toàn diện ở vùng cao Lai Châu
    4 giờ trước Giáo dục
    Với những mục tiêu đổi mới và chiến lược phát triển mang tính đột phá, ngành GD&ĐT Lai Châu kỳ vọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • Lựa chọn môn học - tương lai của học sinh
    4 giờ trước Giáo dục
    Qua 3 năm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp trung học phổ thông, có thể thấy, việc lựa chọn các môn học tự chọn, bên cạnh những môn học bắt buộc có ý nghĩa lớn, liên quan trực tiếp đến lộ trình học tập, việc xét tuyển đại học và tương lai của mỗi học sinh. Thực tế đó được các trường trung học phổ thông của Hà Nội nắm bắt và đây cũng là nội dung chính, xuyên suốt tại các buổi tư vấn, gặp gỡ, hướng dẫn phụ huynh học sinh lựa chọn môn học, tổ hợp môn học trước thềm lớp 10 năm học mới 2025-2026.
  • Trường ĐH Trà Vinh xếp 29 trong top 400 của WURI Ranking 2025
    4 giờ trước Giáo dục
    (GDTĐ) - Ngày 11/7, Trường Đại học Trà Vinh (TVU) công bố thành tích nổi bật khi tiếp tục thăng hạng trong bảng xếp hạng World Universities with Real Impact (WURI) năm 2025, đứng ở vị trí 29 trong Top 400 trường đại học có ảnh hưởng toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại học Mỹ đối mặt với khủng hoảng tài chính