Đánh mất ánh hào quang: Đầu tàu kinh tế châu Âu trượt dốc vì thiếu một "bảo bối" từ Nga?

Tất Đạt | 21/09/2023, 16:30
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nhiều chuyên gia cho rằng việc quá phụ thuộc vào một loại đặc thù giá rẻ từ Nga đang khiến Đức trả giá và chịu nhiều thiệt hại về mặt kinh tế.

Công ty đang chuyển từ nhà máy – nơi có ống khói cao bằng tòa nhà 40 tầng – sang hai máy phát điện chạy bằng khí đốt mà sau này có thể chạy bằng hydro trong bối cảnh có kế hoạch trung hòa carbon vào năm 2030.

Giá khí đốt đã tăng gần gấp đôi so với năm 2021, gây tổn hại cho các công ty cần khí đốt để giữ cho thủy tinh hoặc kim loại luôn nóng chảy 24/24 để sản xuất lớp phủ thủy tinh, giấy và kim loại sử dụng trong các tòa nhà và ô tô.

Một vấn đề khác đối với Đức đã xảy ra khi đối tác thương mại quan trọng Trung Quốc trải qua thời kỳ tăng trưởng chậm lại sau nhiều thập kỷ bùng nổ kinh tế.

Những vấn đề khó giải quyết

Theo AP, những cú sốc này đã bộc lộ những vết nứt trong nền tảng của nước Đức vốn bị bỏ qua trong nhiều năm thành công, bao gồm cả việc chậm trễ trong việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số trong chính phủ và doanh nghiệp cũng như một quá trình kéo dài để phê duyệt các dự án năng lượng tái tạo rất cần thiết.

Quyết định đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân còn lại của Đức năm 2011 đã bị đặt dấu hỏi trong bối cảnh lo ngại về giá điện và tình trạng thiếu điện. Các công ty phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động có tay nghề nghiêm trọng, với số việc làm mới đạt mức kỷ lục chỉ dưới 2 triệu.

Việc dựa quá nặng nề vào Nga đối với khí đốt, thông qua các đường ống Nord Stream dưới Biển Baltic - được xây dựng dưới thời cựu Thủ tướng Angela Merkel và đã ngừng hoạt động cũng như chịu hư hại từ các hoạt động phá hoại - đã được chính phủ thừa nhận là một sai lầm.

Đánh mất ánh hào quang: Đầu tàu kinh tế châu Âu trượt dốc vì thiếu một bảo bối từ Nga? - Ảnh 3.

Các khoản trợ cấp năng lượng sạch khổng lồ mà chính quyền Biden đưa ra cho các công ty đầu tư vào Mỹ đã làm dấy lên tranh cãi và cảnh báo rằng Đức đang bị bỏ lại phía sau. Ông Kullmann cho biết: “Chúng ta đang chứng kiến sự cạnh tranh trên toàn thế giới của các chính phủ quốc gia nhằm giành lấy những công nghệ tương lai hấp dẫn nhất (hấp dẫn nghĩa là mang lại nhiều lợi nhuận nhất, những công nghệ thúc đẩy tăng trưởng)”.

Công ty thủy tinh đặc biệt Schott AG, chuyên sản xuất các sản phẩm từ mặt bếp, chai vắc-xin cho đến tấm gương dài 39 mét cho đài quan sát thiên văn Kính viễn vọng Cực lớn ở Chile, đã thử nghiệm thay thế hydro không phát thải cho khí đốt tại nhà máy, nơi công ty sản xuất thủy tinh trong bể có nhiệt độ lên tới 1.700 độ C.

Phương pháp này tỏ ra có hiệu quả - nhưng chỉ ở quy mô nhỏ, với khí hydro được cung cấp bằng xe tải. Sẽ cần một lượng lớn hydro được sản xuất bằng điện tái tạo và phân phối bằng đường ống nhưng hiện chưa có sẵn.

Holger Schmieding, nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng Berenberg, cho biết Đức đã chủ quan trong “thập kỷ vàng” tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010-2020 dựa trên những cải cách dưới thời Thủ tướng Gerhard Schroeder năm 2003-2005 nhằm giảm chi phí lao động và tăng khả năng cạnh tranh.

Ông nói: “Nhận thức về tiềm năng kinh tế của Đức cũng có thể góp phần dẫn đến các quyết định sai lầm là thoát khỏi năng lượng hạt nhân, cấm khai thác khí đốt tự nhiên và đặt cược vào nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên dồi dào từ Nga. Đức đang phải trả giá cho chính sách năng lượng của mình”.

Tham khảo AP

Theo Nhịp sống thị trường
https://markettimes.vn/danh-mat-anh-hao-quang-dau-tau-kinh-te-chau-au-truot-doc-vi-thieu-mot-bao-boi-tu-nga-40784.html
Copy Link
https://markettimes.vn/danh-mat-anh-hao-quang-dau-tau-kinh-te-chau-au-truot-doc-vi-thieu-mot-bao-boi-tu-nga-40784.html
Bài liên quan
Cận cảnh ngôi nhà 3 tầng của Á hậu Phương Nhi nằm ngay mặt tiền, trung tâm TP. Thanh Hóa - nơi tổ chức đám hỏi với con trai tỷ phú
Căn nhà này hiện đang tấp nập người tới dựng rạp, chuẩn bị cho lễ cưới của Phương Nhi vào ngày mai 15/1.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đánh mất ánh hào quang: Đầu tàu kinh tế châu Âu trượt dốc vì thiếu một "bảo bối" từ Nga?