Người ta trồng rau dền canh để luộc, xào, nấu canh ăn, vì thân của chúng lúc non khá mềm và mọng nước. Rau dền canh cũng được sử dụng làm thuốc.
Lá của rau dền canh chứa nhiều Vitamin A, C, B2. Lá và hạt chứa hàm lượng Protid rất cao, tới 16-8%, trong đó axit amin quan trọng là lysin cao hơn ở ngô bắp 3-3,5 lần, ở bột mì 2-2,5 lần. Nói chung hạt của loại rau dền này là loại lương thực có giá trị hơn lúa, lúa mì, ngô và đậu tương.
Theo Y học cổ truyền, rau dền canh vị ngọt, tính lạnh, tác dụng sát trùng, mát gan, trừ phong nhiệt, thoái uế, sáng mắt, thông đại tiểu tiện.
Loại rau lá hẹ
Rau hẹ không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn…, mà còn là cây thuốc chữa được nhiều bệnh. Cây có dược tính mạnh và mùi hương rất đặc trưng.
Lá hẹ được mệnh danh là rau của thận, giúp nuôi dưỡng và thúc đẩy tiêu hóa. Loại rau này cũng chứa nhiều vitamin và chất xơ thô, tác dụng trị táo bón, ngăn ngừa ung thư ruột kết. Đồng thời, lá hẹ cũng có công dụng làm tan huyết ứ, thúc đẩy tuần hoàn máu và giải độc. Mọi người có chế biến lá hẹ bằng cách nấu canh với tôm hay thịt hoặc xào trứng.
Theo Đông y, cây rau hẹ tác dụng làm thuốc cụ thể, lá hẹ để sống có tính nhiệt, nấu chín thì ôn, vị cay; vào các kinh Can, Vị và Thận. Cây rau hẹ có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc; thường dùng chữa ngực đau tức, nấc, ngã chấn thương.
Gốc rễ hẹ tính ấm, vị cay, tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, thường dùng chữa ngực bụng đau tức do thực tích, đới hạ, các chứng ngứa.
Hạt hẹ tính ấm, vị cay ngọt; vào các kinh Can và Thận. Hạt hẹ có tác dụng bổ can, thận, tráng dương, cố tinh; thường dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh, lưng gối yếu mềm.