Điểm chuẩn tăng cao: Cú sốc với nhiều thí sinh

T/H | 18/09/2021, 10:11
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Điểm chuẩn đại học năm nay đã tạo ra cú sốc với nhiều thí sinh. Có 30 ngành điểm chuẩn tăng từ 9 - 11 điểm. Thậm chí một số ngành lấy điểm tuyệt đối 30/30.

Việc hàng loạt thí sinh trượt ngay cả nguyện vọng chống trượt, nhìn ở từng góc độ TS, đôi khi chỉ là chuyện may rủi. Còn xảy ra hiện tượng điểm chuẩn cao chạm trần, thậm chí vượt trần, không còn là hiện tượng cá biệt của năm nay thì khiến xã hội hoang mang, đặc biệt với các ngành xét tuyển khối C.

diem-chuan.jpg
Điểm chuẩn tăng cao khiến nhiều thí sinh lo lắng vì trượt hết tất cả nguyên vọng

Chẳng hạn, khối C ngành sư phạm ngữ văn Trường ĐH Hồng Đức lấy điểm chuẩn 30,5 điểm, thang điểm 30. Khối C ngành Hàn Quốc học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội lấy điểm chuẩn 30 (cũng thang điểm 30); ngoài ra, khối C trường này lấy 29,8 điểm chuẩn với ngành đông phương học; ngành quan hệ công chúng 29,3 điểm. Hoặc Trường ĐH Luật Hà Nội lấy 29,25 điểm với ngành luật kinh tế. Đối tượng nữ ngành nghiệp vụ an ninh Học viện An ninh nhân dân lấy 29,99 điểm…

Bà Nguyễn Thu Thủy, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Đào tạo, Trường ĐH Luật Hà Nội, cho rằng mức điểm chuẩn các ngành và tổ hợp của trường là hiện thực khách quan, bị chi phối bởi nhiều yếu tố, trường không thể tự hạ xuống hay nâng lên được.

GS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, cũng giải thích: “Chỉ tiêu tuyển sinh của ngành Hàn Quốc học rất thấp. Trong tổng số 50 chỉ tiêu thì đã có 15 TS được xét tuyển thẳng theo chứng chỉ quốc tế, giải thưởng quốc gia… như vậy chỉ còn 35 chỉ tiêu cho xét tuyển từ điểm thi THPT (trong khi đó, số lượng nguyện vọng cao. Gần 1.800 chỉ tiêu đăng ký vào ngành này)… Trong thực tế, không có TS nào đạt điểm thi tối đa 30/30 mà do được cộng điểm ưu tiên nên mới đạt hoặc vượt ngưỡng 30/30”.

Cả nước có 30 ngành điểm chuẩn tăng từ 9 - 11 điểm

Theo thống kê được Bộ GD-ĐT thực hiện chiều 17.9, số TS dự thi năm nay là 1.020.000, tăng hơn 11% so với năm 2020 (900.000). Trong đó, số TS đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ mầm non là 795.000, tăng 152.000 (24%) so với 2020. Trong khi đó số chỉ tiêu tăng 10.000; chỉ tiêu xét theo kết quả thi THPT giữ ổn định. Số đã xác nhận nhập học theo phương thức xét tuyển khác chỉ tăng 17.000 TS (92.000 so với 75.000 năm 2020).

Các trường tốp trên có điểm chuẩn các ngành ổn định hoặc tăng nhẹ, trong khi các trường top giữa có nhiều ngành bứt phá mạnh. Số ngành giữ nguyên hoặc tăng/giảm tới 3 điểm chiếm 86% (trong 3259 mã ngành). Số ngành tăng từ 9 - 11 điểm là 30 ngành, chưa tới 1%. Số ngành tăng từ 5 điểm trở lên có 265 ngành (8%), trong đó riêng khối kỹ thuật - công nghệ (70) và sư phạm (64) đã chiếm tới 50%; sau đó tới khối kinh doanh và quản lý (42), xã hội nhân văn (32), pháp luật (10).

Bộ GD-ĐT cho rằng có 3 nguyên nhân tăng điểm chuẩn: điểm bài thi tiếng Anh (tăng hợp lý); số lượng TS đăng ký xét tuyển tăng mạnh (số trẻ sinh năm 2003 tăng, xu hướng chọn học ĐH tăng), giới hạn chỉ tiêu của các trường tốp trên; xu hướng chọn ngành (tác động của nền kinh tế trong điều kiện dịch bệnh).

Bài liên quan
Hoa hậu Đỗ Thị Hà: Sợ nếu trượt đại học sẽ ở quê làm ruộng, lấy chồng
"Buổi tối trước ngày mình thi THPT quốc gia Hà còn chẳng ngủ được, hồi hộp như đêm trước chung kết Hoa hậu Việt Nam vậy đó, nói chung là cảm xúc khó tả lắm"- Hoa hậu Đỗ Thị Hà thổ lộ.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Điểm chuẩn tăng cao: Cú sốc với nhiều thí sinh