Hàng ngày trong quá trình học tập và làm việc thì chúng ta cần tiếp nhận và ghi nhớ lượng lớn dữ liệu nạp vào não. Điều này khiến cho hệ thần kinh luôn hoạt động tối đa công suất. Khi chúng ta phải nhớ quá nhiều và nhanh liên tục cũng như lặp đi lặp lại mỗi ngày sẽ khiến cho hệ thần kinh quá tải và dễ gây ra mất trí nhớ.
Tác dụng ngủ trưa sẽ giúp hệ thần kinh có thời gian nghỉ ngơi không cần tiếp nhận và ghi nhớ các loại thông tin từ đó tái tạo nguồn năng lượng để phục vụ cho việc ghi nhớ trong tương lai.
Hạn chế các bệnh về tim mạch
Theo các nghiên cứu khoa học thì khi cơ thể hoạt động ở trạng thái bình thường như vận động, làm việc, học tập thì tim là bộ phận phải làm việc hiệu quả để đưa máu đến tất cả các bộ phận đặc biệt là não và tứ chi.
Khi cơ thể ở tình trạng ngủ thì tim chỉ cần vận động ở mức vừa phải để duy trì quá trình trao đổi chất của cơ thể và đây cũng là lúc mà tim được nghỉ ngơi, thư giãn.
Tác dụng ngủ trưa giúp cho cơ thể vận hành chậm lại cho tim giảm nhịp co bóp để tái tạo năng lượng làm việc hiệu quả hơn. Một số khảo sát của y học đã chứng minh được rằng những người có thói quen ngủ trưa có khả năng hạn chế lên đến 60% các bệnh về tim mạch.
Nên ngủ trưa bao nhiêu lâu là tốt nhất?
Ngủ trưa mang đến nhiều tác dụng tích cực đối với cơ thể của chúng ta tuy nhiên tìm hiểu về tác dụng ngủ trưa là chưa đủ. Điều chúng ta cần quan tâm chính là nên ngủ trưa bao lâu là tốt nhất?
Chúng ta cần phân biệt được việc ngủ trưa và ngủ đêm. Nếu ngủ đêm cần giấc ngủ tốt nhất là 8 tiếng thì ngủ trưa chỉ cần từ 30 phút 60 phút là tốt nhất. Tại sao ngủ trưa chỉ nên từ 30 - 60 phút?
Đầu tiên là đối với những người đang làm việc thì thời gian nghỉ trưa của họ luôn có hạn để vừa có thể ăn uống và ngủ trưa nên giấc ngủ trưa cũng hạn chế thời gian. Nguyên nhân tiếp theo chính là nếu ngủ trưa nhiều hơn 60 phút sẽ tạo ra tác dụng giấc ngủ ngược lại.
Nghĩa là lúc này bạn không thể tỉnh táo mà dễ gặp tình trạng nhức đầu, mệt mỏi, uể oải hơn. Điều này được giải thích do nếu chúng ta ngủ hơn 60 phút sẽ khiến cho não nhận diện đây là giấc ngủ tương tự như ngủ đêm. Nếu chúng ta chỉ ngủ khoảng 2 - 3 tiếng thì rơi vào tình trạng thiếu ngủ.