Đỗ đen và cỏ mực có tác dụng gì?

PV | 21/03/2023, 17:43
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Đỗ đen và cỏ mực có tác dụng gì? Dưới đây là cách nấu đỗ đen với cỏ mực bạn có thể tham khảo.

Đỗ đen và cỏ mực có thể kết hợp cùng nhau không? Cách nấu đỗ đen với cỏ mực thế nào nào?

Theo bài viết của bác sĩ Đỗ Minh Hiền, 2 loại thảo dược này đều bổ thận và không hề kỵ nhau nên có thể yên tâm sử dụng. Tuy nhiên, đặc tính chung của thuốc Nam là phát huy công dụng chậm. Bởi vậy, người bệnh cần kiên trì uống thuốc đều đặn. Ngoài ra, đậu đen và cỏ mực còn phối hợp với các vị thuốc khác trong điều trị các bệnh như:

Trị tóc bạc sớm: đậu đen (sao thơm) 30g, cỏ mực 20g, thiên môn, thục địa đều 20g, hà thủ ô, đương qui, táo nhân sao đen, tang diệp đều 16g, đỗ trọng, cam thảo đều 10g, táo tàu 6 quả. Sắc uống ngày một thang. Tác dụng bổ thận, đen râu tóc, nhuận da nên những người da khô, tóc bạc sớm nên dùng.

Trị đại tiện ra máu: đậu đen (sao thơm) 30g, cỏ mực 20g, trắc bá diệp, thục địa đều 16g, chi tử 10g, hoa hòe (sao) 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Người đại tiện ra máu dùng tốt.

Như vậy cách nấu đỗ đen với cỏ mực rất đơn giản, tuy nhiên người bệnh cần phải có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ mới nên áp dụng những bài thuốc này. Nếu bạn muốn sử dụng đỗ đen và cỏ mực để chữa bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có lời khuyên hữu ích.

Theo vtc.vn
https://vtc.vn/cach-nau-do-den-voi-co-muc-ar759794.html
Copy Link
https://vtc.vn/cach-nau-do-den-voi-co-muc-ar759794.html
Bài liên quan
Ngộ độc ở Quảng Nam: Sau khi dùng thuốc hiếm, 3 bệnh nhân  vẫn thở máy
(NLĐO) - 3 bệnh nhân ngộ độc nặng sau khi ăn cá chép ủ chua ở Quảng Nam vẫn đang trong tình trạng nguy kịch * Khuyến cáo người dân không dùng các món ăn chế biến liên quan cá chép muối ủ chua

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đỗ đen và cỏ mực có tác dụng gì?