Về tính chất, khi đi vào hoạt động, đây sẽ là con đường nhanh và ngắn nhất kết nối quốc lộ 1A và quốc lộ 51 mà không phải qua TP Biên Hoà, tăng cường khả năng lưu thông, giảm tải phương tiện cho khu vực lân cận. Bên cạnh đó sẽ tạo tiền đề phát triển đô thị dọc 2 bên tuyến.
Về quy mô, đây là dự án nhóm A, cấp hạng đường ô tô cấp III, vận tốc thiết kế 80 km/h, là dự án nâng cấp đoạn đường cũ kết hợp xây dựng mở mới.
Đoạn từ quốc lộ 1 đến đường vành đai sẽ có mặt cắt ngang 39,5 - 45 m, trong đó làn đường xe chạy 27 - 30 m. Đoạn từ cuối thị trấn Dầu Giây đến đến đầu Xã Lộ 25 và cuối Xã Lộ 25 đến vành đai 4 sẽ có mặt cắt ngang 30,5 m, làn xe chạy 27 m. Đoạn từ đường vành đai 4 đến quốc lộ 51B có mặt cắt ngang 38,5 - 45 m, trong đó làn đường xe chạy là 33 m.
Toàn tuyến sẽ có 6 nút giao lớn, bao gồm nút giao với QL1A; giao với đường sắt Bắc Nam; giao với Hương lộ 10; giao với vành đai 4; giao với quốc lộ 51B và giao với cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu. Các nút giao còn lại được thiết kế cùng mức dạng ngã ba và ngã tư, bán kính bo không dưới 3 m.
Cùng với đó, tuyến sẽ có 5 công trình cầu, bao gồm cầu vượt đường sắt (rộng 34,5 m); cầu Suối Bí (rộng 39,5 m); cầu Cái Hảo (rộng 38,5 m); cầu An Viễng (rộng 38,5 m) và cầu Quán Thủ (rộng 11,1 m).
Về tiến độ, tổng thời gian thực hiện dự án khoảng 6 năm (quý III/2021 - 2027). Dự kiến từ năm 2024 dự án sẽ bắt đầu khởi công và hoàn thành vào cuối năm 2027. Tổng mức đầu tư của dự án này khoảng 2.827 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 2.332 tỷ đồng.
Bên cạnh tuyến ĐT.769, trong thời gian tới Đồng Nai dự kiến sẽ khởi công một tuyến đường khác kết nối trực tiếp Sân bay Long Thành với vành đai 4, đó là dự án nâng cấp, mở rộng ĐT.773 qua các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ và Long Thành. Tuyến này dài hơn 39 km, tổng mức đầu tư 4.311 tỷ đồng.
Theo quy hoạch, tuyến ĐT.773 sẽ kéo dài từ quốc lộ 1 (thuộc địa phận huyện Xuân Lộc) đến trung tâm huyện Cẩm Mỹ và kéo dài về phía tây nam nang qua sân bay Long Thành, kết nối vào đường vành đai 4 đến ĐT.769.
Khi tuyến đường này đi vào hoạt động, sẽ rút ngắn khoảng 30 km hành trình từ các tỉnh phía bắc vào sân bay quốc tế Long Thành, vào các khu vực Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai), Bà Rịa - Vũng Tàu, TP HCM và các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
Trong quy hoạch điều chỉnh giao thông của tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, phần lớn các tuyến đường được đề xuất mở mới, mở rộng và nâng cấp đều lấy sân bay Long Thành làm trung tâm.
Theo quy hoạch, Đồng Nai sẽ mở mới 4 tuyến đường có lộ giới từ 45 - 60m kết nối các địa phương đến khu vực sân bay, cũng như giảm tải cho các tuyến quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn tới.
Đầu tiên là đường ĐT.770B có chiều dài 53 km, vốn đầu tư khoảng 2.300 tỷ đồng, kéo dài từ đoạn giao với đường ĐT.763, thuộc huyện Định Quán đến Quốc lộ 51, huyện Long Thành.
Tiếp đến là đường ĐT.773B có chiều dài hơn 51 km, tổng kinh phí khoảng 1.700 tỷ đồng, nhằm chia sẻ lưu lượng phương tiện cho đường ĐT.773, cũng như tạo thêm kết nối cho khu vực cửa ngõ phía Đông Nam của sân bay Long Thành.
Thứ 3 là đường ĐT.773B bắt đầu từ đường song hành phía Đông Quốc lộ 20 thuộc huyện Thống Nhất, đến đường ĐT.764 thuộc huyện Cẩm Mỹ. Đường ĐT.773B bắt đầu từ đường song hành phía Đông Quốc lộ 20 thuộc huyện Thống Nhất, đến đường ĐT.764 thuộc huyện Cẩm Mỹ.
Thứ 4 là đường ĐT.780B từ Quốc lộ 1A, huyện Trảng Bom đến đường Sông Nhạn - Dầu Giây thuộc huyện Cẩm Mỹ, kết nối Quốc lộ 1A đến khu vực cửa ngõ phía Đông sân bay.
Ngoài ra Đồng Nai sẽ còn mở thêm tuyến đường ĐT.763B từ Quốc lộ 56 thuộc huyện Cẩm Mỹ đến nút giao giữa đường huyện Suối Quýt và đường Phước Bình - Bàu Cạn - Cẩm Đường thuộc huyện Long Thành.