Hiện giới đầu tư đang theo dõi số liệu lạm phát của Mỹ được công bố vào thứ 5 cùng với các báo cáo nguồn cung và nhu cầu của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) được công bố vào hôm nay và ngày mai để có thêm dự đoán về diễn biến giá dầu trong thời gian sắp tới.
Như vậy, dù có xu hướng phục hồi ở hai phiên giao dịch đầu tuần nhưng nhìn tổng thể, giá dầu thế giới tuần qua đã giảm mạnh và hiện vẫn chưa thể đạt được mốc 90 USD/thùng như đầu tuần trước. Giá dầu Brent đã giảm khoảng 11% còn giá dầu WTI giảm hơn 8%. Đây là tuần giảm thứ ba liên tiếp của giá dầu thế giới.
Ngoài ra, giới phân tích nhận định, sự tăng vọt của giá dầu có thể chỉ là một phản ứng mang tính tức thời và sẽ không kéo dài. Nguồn cung dầu trên thị trường có thể không chịu nhiều tác động trực tiếp từ cuộc xung đột, bởi Israel và Palestine đều không phải là những nước quan trọng trong chuỗi cung ứng dầu.
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước sáng 11/10 được áp dụng theo phiên điều chỉnh ngày 2/10.
Cụ thể, giá xăng E5 RON92 giảm 695 đồng/lít, xuống 23.502 đồng/lít, giá xăng RON95 giảm 906 đồng/lít, còn hơn 24.842 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu mazut giảm 395 đồng/kg, không cao hơn 17.452 đồng/kg; giá dầu diesel không cao hơn 23.594 đồng/lít, giữ nguyên so với giá kỳ trước; giá dầu hỏa không cao hơn 23.816 đồng/lít, cũng không thay đổi so với kỳ trước.
Tính từ đầu năm đến nay, cơ quan điều hành đã thực hiện 28 kỳ điều chỉnh giá xăng dầu với 16 kỳ tăng, 8 kỳ giảm và 4 kỳ giữ nguyên giá bán.
Nếu dự báo của các chuyên gia chính xác thì giá xăng hôm nay có lần thứ hai liên tiếp được điều chỉnh giảm mạnh và là lần giảm thứ 9 kể từ đầu năm đến nay.