Giám sát sâu rầy thông minh

Nhật Chi | 04/04/2022, 06:51
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Hệ thống giám sát sâu rầy của TS Nguyễn Thanh Mỹ giúp người dân dễ dàng theo dõi sâu bệnh và xác định thời điểm cần phun thuốc bảo vệ thực vật.

Sau đó, hệ thống giám sát sẽ sử dụng thuật toán trí tuệ nhân tạo để tự động xác định, thống kê số lượng, mật độ và phân loại các chủng sâu rầy cũng như xem loại côn trùng nào có lợi hay có hại.

Hiện nay, theo TS Thanh Mỹ, hệ thống giám sát sâu rầy thông minh đã có khả năng nhận diện được khoảng 120 loại côn trùng khác nhau như rầy nâu, rầy xanh đuôi đen, rầy lưng trắng, bướm sâu cuốn lá, bướm sâu đục thân, bướm sâu keo mùa thu, bọ xít, kiến ba khoang…

Với những loại côn trùng chưa biết, nhóm nghiên cứu sẽ trao đổi với Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam để nhận diện và liên tục cập nhật dữ liệu. “Do áp dụng công nghệ học máy, theo thời gian, khi có càng nhiều dữ liệu được thu thập thì hệ thống sẽ càng chính xác”, TS Thanh Mỹ nói.

Kiểm soát đồng ruộng trên điện thoạithông minh

Kết quả phân tích cuối cùng sẽ được trả về dưới dạng biểu đồ trực quan, thể hiện rõ tương quan giữa sâu rầy gây hại và thiên địch có lợi, từ đó giúp người nông dân có cái nhìn tổng quát và nhanh chóng về mức độ cân bằng của hệ sinh thái ngay trên điện thoại thông minh mà không phải ra tận cánh đồng.

Đồng thời, “hệ thống cũng đưa ra các cảnh báo, dự báo về tình hình sâu rầy trên cánh đồng để người dân xác định có cần phun thuốc hay không và lựa chọn phương thức xử lý kịp thời thông qua phần mềm quản lý trung tâm SaaS”, TS Thanh Mỹ cho biết.

Nhờ sử dụng năng lượng Mặt trời và có ắc quy lưu trữ, hệ thống giám sát sâu rầy có thể đảm bảo việc duy trì vận hành liên tục trên diện rộng như ruộng lúa, rau màu, khu trồng trọt canh tác diện tích lớn và không phụ thuộc vào lưới điện quốc gia.

Với những ưu điểm vượt trội như vậy, hệ thống này đã được nhiều tỉnh thành đánh giá cao và hiện đã có 47 trạm giám sát được đầu tư hoặc tài trợ để lắp đặt ở Bạc Liêu, Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Lâm Đồng, Nghệ An, Trà Vinh...

“Hiện nay, hệ thống giám sát giúp chúng ta biết là có sâu rầy với mật độ bao nhiêu, nhưng chưa có được dữ liệu về mức độ hư hại.

Cứ tưởng tượng, nếu trong tương lai, khi mạng lưới giám sát không chỉ có dữ liệu về sâu bệnh nói chung mà còn cả dữ liệu về dấu vết, địa điểm hư hại cụ thể trên ruộng vườn, thì người nông dân sẽ có thể phun đúng vị trí, đúng loại thuốc và liều lượng cần thiết, từ đó sẽ tiết giảm được một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật đang bị phun tràn lan như hiện nay”, TS Thanh Mỹ kỳ vọng.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/ket-noi/giam-sat-sau-ray-thong-minh-9nMpSssnR.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/ket-noi/giam-sat-sau-ray-thong-minh-9nMpSssnR.html
Bài liên quan
Viettel là doanh nghiệp Công nghệ cao có nhiều bằng sáng chế được bảo hộ độc quyền của Mỹ
(GDTĐ) - Với 8 văn bằng bảo hộ độc quyền tại Mỹ, đến nay theo danh sách của Cơ quan Quản lý Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ , Viettel là doanh nghiệp Công nghệ cao của Việt Nam có nhiều bằng sáng chế được bảo hộ độc quyền của Mỹ nhất

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giám sát sâu rầy thông minh