Khi mực nước trong khoang xuống thấp hơn mức báo động 1 thì cảm biết mức 1 sẽ truyền tín hiệu về bộ điều khiển, thực hiện điều khiển cắt nguồn cung cấp, động cơ bơm nước số 1 dừng làm việc.
Trường hợp 2 (tàu bị phá nước mạnh): Khi động cơ bơm nước số 1 không thể bơm thoát nước hết trong khoang tàu, lúc này mực nước trong khoang tàu dâng lên vượt quá mực nước báo động 2 (tàu bị phá nước mạnh) thì cảm biến mức 2 sẽ truyền tín hiệu về bộ điều khiển, bộ điều khiển xử lý thông tin mức nước và truyền tín hiệu ra lệnh động cơ bơm nước số 2 làm việc (lúc này cả hai động cơ bơm nước cùng làm việc).
Đồng thời còi báo động phát tín hiệu để ngư dân biết và chủ động có những biện pháp xử lý kịp thời tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
TS Nguyễn Trung Thoại, cho biết, giải pháp đã áp dụng thành công từ cuối năm 2020 cho các tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân ở phường Phú Đông (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên). Giải pháp mô hình đã được áp dụng có hiệu quả vào việc giảng dạy môn học Lý thuyết điều khiển tự động cho học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung.
Qua mô hình giúp học sinh, sinh viên có kiến thức mới về hệ thống điều khiển tự động; các thành phần cơ bản của một hệ thống điều khiển tự động; dễ dàng phân biệt được: Hệ thống điều khiển kín, hệ thống điều khiển hở”.
Ngư dân Lê Tấn Hồng (Chủ tàu: PY 95067 TS); Nguyễn Hữu Phát (Chủ tàu: PY 96346 TS) ở (TP Tuy Hòa - Phú Yên) đều đánh giá mô hình hệ thống giám sát mực nước tự động và xử lý lượng nước cảnh báo trong các khoang tàu đánh bắt xa bờ rất hiệu quả, giúp ngư dân yên tâm bám biển, có được “giấc ngủ ngon” khi an toàn của tàu đã được kiểm soát tự động.
TS Trần Kim Quyên, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung nhận xét, đây là giải pháp rất hữu ích, có nhiều tiềm năng ứng dụng, được ngư dân phản hồi tích cực. Để ứng dụng rộng rãi, nhóm cần nghiên cứu tối ưu hơn một số tính năng của hệ thống, thiết kế thêm nhiều máy bơm hơn để ứng phó với tình huống lượng nước tràn vào khoang tàu lớn hơn.