Uống nhiều rượu trong thời gian dài có thể khiến huyết áp dao động, thành mạch máu bị tổn thương, xơ cứng động mạch, bệnh tim,… dễ dẫn đến các biến chứng như nhồi máu não cấp tính, rất có hại cho cơ thể.
2. Cảm xúc bất ổn, hay cáu gắt
Cảm xúc không ổn định, hay cáu gắt dễ dẫn đến cao huyết áp. Khi tâm trạng hưng phấn, tức giận, buồn bực sẽ khiến khí huyết trong cơ thể lưu thông không ổn định, có thể gây nhồi máu não.
Căng thẳng tinh thần lâu dài dễ dẫn đến tăng huyết áp, từ đó gây chóng mặt, đau đầu, tim mạch và các bệnh khác. Nên tìm cách để giảm căng thẳng, điều chỉnh tâm trạng và duy trì thái độ tốt.
3. Ăn nhiều bột ngọt
Đây là một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp, bột ngọt giúp làm tăng độ ngon của thức ăn nhưng sau khi tiêu thụ lâu dài sẽ khiến cơ thể bị giữ nước và natri, dẫn đến tăng huyết áp. Bột ngọt sẽ gây tổn thương chức năng trao đổi chất của cơ thể.