Thậm chí, ngay cả đứa bé mới học nói, nghe thấy người lớn thường nói những gì, chúng cũng học theo. Vì vậy, làm ông bà cha mẹ, bạn nên lấy mình làm gương, làm một người văn minh, hơn nữa, khi con bắt đầu biết nói, phải dạy chúng nói: “Xin mời”, “Cảm ơn”, “Xin lỗi” và “Xin cảm ơn”.
Một trong những cách có hiệu quả dạy trẻ biểu hiện hành vi đúng đắn, đó là khi ngôn từ, hành vi của trẻ phù hợp với mong muốn của bạn, hãy cổ vũ trẻ.
Khi con cái tuân theo sự dạy bảo, ngoan ngoãn nghe bạn đọc thơ, hoặc nói chuyện với bạn một cách lễ độ, hãy khẳng định và tán dương trẻ.
Thứ hai là cha mẹ cần có những xử lý kịp thời đối với hành vi cãi lại của con:
Khi trẻ cãi lại, lập tức cần cho trẻ một thông tin rất rõ ràng rằng: Những lời mà cô bé nói ra và ngữ điệu mà chúng làm cho bạn không thể chấp nhận được, và không được phép như thế.
Bạn có thể nói với chúng những câu như “Trong nhà chúng ta mọi người cần phải tôn trọng người khác. Chúng ta không thể nói những lời như vậy”.
Không nên có những hành động quá khích, quy kết vào bản chất của trẻ. Cha mẹ hãy bình tĩnh cho trẻ một cơ hội giữ thể diện và sửa lại những lời đã nói một cách kịp thời.
Khi con của bạn sửa lại lỗi sai, nói chuyện lại với bạn bằng một thái độ tôn trọng người khác, bạn nên cảm ơn cô bé hoặc cậu bé đã làm như vậy.
Ba là cha mẹ nên nắm bắt được những trạng thái cảm xúc của trẻ:
Khi trẻ tức giận, lo sợ, thất vọng hoặc cảm thấy mình không được yêu thương, bạn cần phản hồi mạnh mẽ hơn.
Những tình cảm kích động này sẽ không tiếp tục lâu, do đó, cha mẹ nên kiên nhẫn với chúng, đừng nên khi trẻ vừa mới cãi đã kỷ luật ngay.
Ngược lại, cha mẹ nên bình tâm tĩnh và ôn hoà giảng giải cho con bạn rằng hành vi của chúng làm tổn thương bạn, chúng sẽ ý thức được lỗi lầm của mình.
Năm là cha mẹ hãy lấy lui để tiến, bình tĩnh xử lý:
Khi con cái cãi lại, nếu bạn chọn biện pháp công kích trẻ sẽ chỉ làm cho tình hình xấu đi. Cuối cùng cả hai bên đều không tránh khỏi cuộc cãi vã kịch liệt.
Bạn không cần phản ứng một cách phẫn nộ, ngược lại, bạn có thể nói: “Dường như con rất thích tranh luận, hơn nữa thường thích nói dài dòng, nhưng ta không có thời gian chơi trò này với con”.
Sau khi trẻ đã bình tĩnh lại, hãy nói chuyện một cách thực sự về nguyên nhân khiến chúng cảm thấy bực bội, hãy giúp chúng tìm được cách tốt nhất để trút bỏ bức xúc trong lòng mình.
Khi việc trẻ cãi lại gây mâu thuẫn quan hệ giữa hai người, bạn nên nhận thức đầy đủ về tính nguy hại của nó và phải xem xét kỹ càng.
Hãy để trẻ nhìn thấy bạn là một tấm gương tốt, đừng tranh cãi trực tiếp với trẻ, để trẻ được thường xuyên trút bỏ tâm tình của mình.
Tất cả những đối sách này đều có ích cho việc bạn và trẻ tìm được cách thức giao lưu lành mạnh, tốt đẹp hơn giữa hai bên, làm vững chắc hơn sợi dây liên kết giữa các thành viên trong gia đình, để gia đình bạn tràn đầy không khí hoà thuận, tiếng cười, hạnh phúc và sự ấm áp./.