Hiện trạng khu đất “kim cương” bên hồ Gươm trước khi cải tạo thành công viên và ga metro
Bài và ảnh: Tô Ly•14/03/2025 10:21
Hà Nội biến khu đất “kim cương” phía Đông hồ Gươm có diện tích khoảng 2 ha thành công viên đặc biệt kết hợp không gian ngầm và hạ tầng giao thông hiện đại, vừa đáp ứng nhu cầu công cộng vừa nâng tầm diện mạo Thủ đô.
Ngày 11/3/2025, Văn phòng UBND TP Hà Nội công bố kết luận của Phó Chủ tịch Dương Đức Tuấn tại cuộc họp về quy hoạch khu vực phía Đông hồ Gươm. Thành phố thống nhất xây dựng quảng trường - công viên đặc biệt, tích hợp 3 tầng hầm kết nối ga C9 tuyến metro số 2 (Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo). Dự án chia hai giai đoạn: phần nổi xây bằng đầu tư công trước, sau đó hoàn thiện không gian ngầm đồng bộ giao thông.
Khu đất dự kiến quy hoạch có diện tích khoảng 2 ha, nằm giữa các phố Đinh Tiên Hoàng, Trần Nguyên Hãn, Lý Thái Tổ và trụ sở Sở Văn hóa và Thể thao trên phố Hàng Dầu.
Hiện tại, khu vực này có 11 trụ sở cơ quan lớn, bao gồm Tổng Công ty Điện lực Hà Nội, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia, Sở Văn hóa và Thể thao, Viện Văn học...
Các trụ sở như Tổng Công ty Truyền tải Điện Quốc gia, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, Tổng Công ty Điện lực Hà Nội, Sở Quy hoạch Kiến trúc nghiên cứu, đề xuất địa điểm mới tại khu đô thị Cầu Giấy. Quận Hoàn Kiếm phải rà soát quỹ đất, bố trí trụ sở cho Điện lực Hoàn Kiếm và Văn phòng Kho bạc Nhà nước trước ngày 25/3/2025.
Đối với hơn 40 hộ dân, thành phố áp dụng chính sách bồi thường, tái định cư tại Đông Anh, đồng thời bố trí nhà tạm cư hoặc bán nhà tái định cư cho các trường hợp không đủ điều kiện nhận đất.
Phía đông Hồ Gươm, đặc biệt là phố Đinh Tiên Hoàng với chiều dài khoảng 900m, hiện là khu vực kinh doanh sầm uất phục vụ du khách.
Đồng thời, khu đất này còn nằm gần đền Ngọc Sơn và tượng đài Cảm Tử,... sở hữu giá trị cao về mặt kinh tế và lịch sử.
Việc xây dựng công viên tại khu đất "kim cương" sát Hồ Gươm không chỉ mang đến không gian xanh, cải thiện chất lượng không khí mà còn tạo môi trường sống trong lành, phục vụ nhu cầu sinh hoạt và thư giãn của người dân. Đây cũng sẽ là địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, góp phần nâng cao đời sống tinh thần và tăng cường sự gắn kết cộng đồng.
Dự án mở rộng không gian công cộng tại trung tâm thành phố được kỳ vọng sẽ trở thành điểm nhấn kiến trúc và du lịch mới của Thủ đô. Công viên không chỉ đóng vai trò là lá phổi xanh giữa lòng Hà Nội mà còn là nơi bảo tồn và tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hóa, góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống dân tộc.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Tự chủ là tinh thần cốt lõi của mọi cuộc cải cách đại học. Nhưng suốt nhiều năm qua, ở Việt Nam, tự chủ thường chỉ là “lý tưởng ghi trong luật” chứ chưa trở thành một thực thể vận hành đầy đủ. Những tranh luận quanh Dự thảo Luật Giáo dục đại học sửa đổi mới đây đã một lần nữa làm lộ rõ khoảng trống giữa lời hứa và hiện thực và làm bật lên câu hỏi: chúng ta thực sự muốn trao quyền, hay chỉ muốn giữ lại quyền quản lý dưới lớp vỏ tự chủ?
Chính phủ quy định Đại học quốc gia là cơ sở giáo dục đại học công lập do Bộ GD&ĐT quản lý, có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng và sử dụng con dấu có hình Quốc huy.
Ngân hàng Nhà nước cho biết hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản sẽ được nghiên cứu, hướng dẫn cùng với việc hình thành Sở giao dịch vàng tập trung.
Khi trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng phát triển mạnh mẽ, một số ngành nghề bắt đầu chứng kiến sự thay đổi đáng kể. Giới trẻ nên làm gì để sớm thích nghi và không bị tụt hậu?
Sau hợp nhất, TPHCM có 170 trường THPT công lập trực thuộc Sở GD&ĐT quản lý. Phương án thi lớp 10 năm học 2026-2027 do Phòng Quản lý chất lượng chủ trì xây dựng.