Học sinh lao động ở trường: Tranh luận chưa hồi kết

Kim Thanh Hằng (TH) | 08/04/2022, 07:13
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Các cuộc tranh luận về việc học sinh phải lao động ở trường (như quét dọn trong lớp học) chưa bao giờ ngã ngũ. Ở các nước khác nhau, vấn đề này được giải quyết theo những cách khác nhau.

Quy định này nhận được sự đồng thuận của các nhà quản lý, vì họ cho rằng, nó giáo dục cho học sinh ý thức trách nhiệm, lòng yêu lao động và thói quen dọn dẹp. Đặc biệt, không một bậc phụ huynh hoặc học sinh nào phản đối quy định này.

Hình thức thực nghiệm

Học sinh Anh chỉ dọn vệ sinh dưới hình thức thực nghiệm. Nhưng gần đây, một số trường phổ thông ở hạt Devon cho rằng, đây là cách tốt nhất để giảm nhẹ gánh nặng của các nhân viên vệ sinh, đồng thời giáo dục học sinh tôn trọng nghề này. Hiện, học sinh Anh chỉ phải quét dọn trong lớp học.

Hình thức thực nghiệm này đã làm dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi trên báo chí. Phần lớn người Anh cho rằng, học sinh chỉ nên học cách giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường lớp học, chứ không nên bắt các em phải dọn dẹp. Quy định này có thể khiến các nhân viên vệ sinh nhàn rỗi và lơ là nhiệm vụ. Nhất là trong thời gian diễn ra dịch Covid-19, vệ sinh trường học là điều quan trọng. Việc này cần thêm các biện pháp chuyên môn, chứ không phải cố gắng của trẻ em mới bảo đảm một môi trường thực sự an toàn và lành mạnh.

Học sinh nhặt rác trong khuôn viên nhà trường.

Hình thức phạt học sinh vi phạm

Ở các trường học ở Mỹ, chỉ những học sinh gây thiệt hại cho môi trường học tập mới bị bắt phải lao động vệ sinh lớp học. Những học sinh viết chữ lên bàn, dán bã kẹo cao su lên thành ghế, vẽ bậy lên tường... không những phải sửa chữa sai lầm, mà còn phải khắc phục hậu quả. Học sinh vi phạm phải tẩy sạch các vết bẩn trên tất cả các bàn học trong lớp, quét dọn phòng học, sơn lại tường... Ở một số bang của Mỹ, các trường phổ thông sử dụng việc quét dọn không phải để bồi thường thiệt hại, mà như một hình phạt cho bất kỳ sự vi phạm quy tắc ứng xử nào. Tuy nhiên, nhiều trường phổ thông rất sợ bị cáo buộc vi phạm quyền của học sinh. Những lời cáo buộc bóc lột sức lao động trẻ em thậm chí có thể xảy ra trong lớp học.

Phụ huynh bị phạt tiền

Ở Pháp, học sinh không phải quét dọn lớp học. Nếu các em làm hư hỏng tài sản của nhà trường hoặc đồ dùng cá nhân của các bạn cùng lớp, thậm chí là đứt phéc-mơ-tuya áo khoác của bạn trong lúc đánh nhau, bố mẹ sẽ bị phạt tiền. Hơn nữa, số tiền vượt quá giá trị của tài sản bị thiệt hại. Bố mẹ cũng bị phạt tiền nếu học sinh xả rác bừa bãi, bởi vì nhà trường phải chi thêm tiền cho dịch vụ vệ sinh.

Dạy người lớn bảo vệ môi trường

Vì thiếu kinh phí nên ở Nigeria, rác thải chỉ được dọn dẹp mỗi tháng một lần. Ý thức bảo vệ môi trường của nhiều người lớn rất kém. Họ vùi rác và thức ăn thừa xuống cát hoặc ném ra ngoài cửa kính ô tô và xe buýt. Vì gần như không có các thùng đựng rác, nên nhiều người ném mẩu thuốc lá hoặc giấy gói thức ăn xuống đất. Xử lý rác thải đúng cách là một vấn đề nghiêm trọng, vì một phần ba rác thải bị đổ ra đường.

Trong tình hình đó, học sinh Nigeria quyết định làm vệ sinh trường lớp (chủ yếu là nữ sinh), không phải vì bị ép buộc, mà như một dự án, để làm gương cho người lớn. Ví dụ, các thành viên của tổ chức “Nữ sinh các trường Công giáo Nigeria” giữ gìn khuôn viên nhà trường sạch sẽ. Các em nhặt rác trên sân trường và trong phòng học, quét và lau sàn nhà. Các em lắp đặt các thùng đựng rác và giải thích cho mọi người, kể cả người lớn, hiểu rằng ô nhiễm môi trường gây ra bệnh tật. Các nữ sinh cho rằng, sự sạch sẽ mà các em giữ gìn là biểu tượng cho sự thuần khiết về mặt tinh thần của học sinh.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/hoc-sinh-lao-dong-o-truong-tranh-luan-chua-hoi-ket-mQkNruy7g.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/hoc-sinh-lao-dong-o-truong-tranh-luan-chua-hoi-ket-mQkNruy7g.html
Bài liên quan
Triển khai chương trình mới: Lo thiếu trường lớp, giáo viên
Triển khai Chương trình mới đối với lớp 3, 7 và 10, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang tích cực chuẩn bị các điều kiện. Khó khăn lớn nhất hiện nay là thiếu trường lớp, thiếu giáo viên các môn mới.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Học sinh lao động ở trường: Tranh luận chưa hồi kết