Một quả lê trọng lượng trung bình chứa tới 84% hàm lượng nước. Với hàm lượng chất xơ nhiều và vitamin, loại quả này giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt.
Lê giúp tăng độ nhạy insulin trong cơ thể và có mức đường huyết thấp là 38. Người bệnh đái tháo đường có thể ăn một quả lê mỗi ngày để giảm bớt cơn thèm ngọt mà không gây hại. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều.
Tăng cường sức khoẻ tim mạch
Chất chống oxy hóa procyanidin có trong quả lê có thể làm giảm độ cứng của mô tim, giảm cholesterol LDL (xấu) và tăng cholesterol HDL (tốt).
Hơn thế, vỏ của quả lê có chứa một chất chống oxy hóa quan trọng được gọi là quercetin, được cho là có lợi cho sức khỏe tim mạch bằng cách giảm viêm và giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim như huyết áp cao và mức cholesterol.
Giảm bớt các vấn đề tiêu hoá
Lê chứa nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan, rất cần thiết cho sức khỏe hệ tiêu hóa. Nếu sức khỏe đường ruột của bạn tốt thì hệ tiêu hóa của bạn sẽ hoạt động tốt hơn. Bạn sẽ không gặp khó khăn trong việc đi ngoài và các cơ quan nội tạng sẽ hoạt động tốt hơn, nhờ đó bạn sẽ giảm cân hiệu quả, theo Times of India.
Ngăn ngừa nguy cơ loãng xương
Vitamin K trong quả lê có khả năng ngăn chặn loãng xương xảy ra ở người, bảo vệ các tế bào xương không bị tổn hại, ngăn ngừa thoái hóa xương khớp. Bên cạnh đó bạn cũng nên bổ sung thêm canxi kết hợp với sử dụng quả lê hợp lý để bảo vệ cơ thể khỏi các chứng bệnh về xương khớp.
Khi sử dụng loại quả lê, bạn không nên ăn chung với củ cải, rau dền hay là thịt ngỗng. Bởi nó có thể gây ra sự cộng hưởng không hề tốt với cơ thể, thậm chí gây ngộ độc, sưng tuyến giáp, đau dạ dày…
Việc sử dụng quá nhiều lê cũng có thể khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa do dư thừa fructose trong cơ thể. Rối loạn tiêu hóa có thể kéo theo hàng loạt các bệnh về dạ dày.