Khơi thông dòng chảy để dạy và học môn nghệ thuật

Vân Anh | 14/09/2022, 10:05
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Năm học 2022 - 2023, hầu hết các trường THPT đều chưa tổ chức dạy các môn nghệ thuật do khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên.

Nỗ lực khơi thông dòng chảy môn nghệ thuật ảnh 1
Học sinh Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội).

Sẵn sàng triển khai

Dù đã xây dựng tổ hợp cho học sinh lựa chọn, gồm cả các môn nghệ thuật nhưng Trường THPT Đan Phượng (Hà Nội) lại chưa thể triển khai trong năm học này do quá ít học sinh đăng ký. Cô Hoàng Thị Hồng Ngọc - Hiệu trưởng nhà trường - cho biết: Năm nay, nhà trường đã xây dựng kế hoạch có 2 lớp được học các môn lựa chọn là Âm nhạc và Mỹ thuật.

Cụ thể, sẽ có một lớp được học các môn lựa chọn gồm Vật lý, Hóa học, Địa lý, Âm nhạc; một lớp sẽ được học các môn Địa lý, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Công nghệ, Âm nhạc. Căn cứ vào năng lực, sở thích, định hướng nghề nghiệp, học sinh được lựa chọn các môn học. Nhà trường cũng đã chuẩn bị cơ sở vật chất, bố trí giáo viên để sẵn sàng triển khai giảng dạy môn nghệ thuật ngay trong năm đầu tiên.

Tuy nhiên, đến thời điểm cuối cùng trước khi xếp lớp, có rất ít học sinh lựa chọn học các môn nghệ thuật nên nhà trường không thể tổ chức dạy trong năm học này và phải lùi sang năm học tới. Trong năm học tới, nhà trường sẽ tuyên truyền đến các em về lợi ích khi học các môn nghệ thuật và hy vọng sẽ có nhiều em lựa chọn các môn học này.

Trong khi đó, dù có thể đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất, giáo viên và chắc chắn sẽ có nhiều học sinh lựa chọn học các môn nghệ thuật nhưng hầu hết các trường tốp đầu của Hà Nội như THPT Việt Đức, Trần Phú, Phan Đình Phùng, Kim Liên, Yên Hòa... đều thận trọng triển khai trong năm học đầu tiên.

Theo cô Trần Thị Hải Yến - Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú, đối với các môn Mỹ thuật, Âm nhạc, khó khăn lớn nhất là nhà trường chưa có giáo viên trong biên chế. Bởi vậy trong năm học tới, nhà trường mong thành phố sẽ cho ký hợp đồng với giáo viên dạy môn nghệ thuật. Cùng với đó, nhà trường sẽ tư vấn để các em học sinh lựa chọn môn học phù hợp với khả năng, sở thích của mình, trong đó có các môn nghệ thuật.

Thầy Trần Văn Thành - Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nam) - thông tin: Nhà trường hiện có 1 giáo viên dạy môn Mỹ thuật, 2 giáo viên dạy môn Âm nhạc cấp THCS. Cả 3 giáo viên đều có đủ trình độ và điều kiện dạy học môn nghệ thuật cấp THPT. Bên cạnh đó, nhà trường có 1 phòng học mỹ thuật, 2 phòng học âm nhạc được đầu tư đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, nhạc cụ phục vụ việc dạy và học.

Tuy vậy, cái khó ở đây chính là làm thế nào có thể xây dựng được phương án về tổ hợp môn tự chọn cho học sinh. Việc bố trí giáo viên dạy các môn tự chọn sẽ gặp khó khăn hơn khi có tổ hợp nhiều học sinh đăng ký, có tổ hợp ít học sinh đăng ký. Do đó, nhà trường hy vọng sẽ có nhiều học sinh lựa chọn các môn nghệ thuật hơn và sẵn sàng triển khai trong năm học tới.

Các phòng chức năng của nhóm môn nghệ thuật đã được hoàn thiện, đảm bảo yêu cầu, phương án ký hợp đồng với giáo viên cũng đã sẵn sàng. Trong quá trình tư vấn, hướng dẫn học sinh đăng ký chọn môn học, nhà trường không chỉ quan tâm đến nguyện vọng, mà còn lưu ý học sinh về định hướng nghề nghiệp, khuyến khích các em lựa chọn môn học theo sở thích của mình. - Thầy Lê Trung Kiên

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/no-luc-khoi-thong-dong-chay-mon-nghe-thuat-post607567.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/no-luc-khoi-thong-dong-chay-mon-nghe-thuat-post607567.html
Bài liên quan
Háo hức chờ môn Nghệ thuật
Năm học tới, các môn âm nhạc, mỹ thuật lần đầu tiên sẽ được giảng dạy ở cấp trung học phổ thông. Đây là một điểm mới, nhận được sự quan tâm của các nhà trường, thầy cô giáo và học sinh.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khơi thông dòng chảy để dạy và học môn nghệ thuật