12 cá nhân gồm: Phạm Khánh Phương (ca sĩ Khánh Phương, 42 tuổi, thường trú TP HCM), Vũ Duy Nga (61 tuổi, Thanh Hóa), Lưu Thị Luật (64 tuổi, Thanh Hóa), Vũ Văn Hùng (35 tuổi, TP Hà Nội), Vũ Văn Hoàng (32 tuổi, Thanh Hóa), Ngô Thị Quyên (47 tuổi, TP Hà Nội), Lê Văn Hảo (36 tuổi, Thanh Hóa), Nguyễn Quang Đại (44 tuổi, TP Hà Nội), Nguyễn Văn Minh (49 tuổi, TP Hà Nội), Nguyễn Anh Tuấn (51 tuổi, Hưng Yên), Trần Thiện Tâm (33 tuổi, Lâm Đồng) và Nguyễn Thị Lâm Nhi (30 tuổi, TP HCM).
Ngoài việc yêu cầu tạm dừng giao dịch tài sản trong thời gian tới, cơ quan chức năng còn yêu cầu các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng rà soát cung cấp thông tin, tài liệu, tạm dừng giao dịch tài sản đang đứng tên chủ sở hữu và các tài sản đã chuyển nhượng phát sinh từ ngày 2-7-2019 đến nay đối với 12 cá nhân và 1 doanh nghiệp nêu trên.
Ngày 30-8, Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, sau đó đến ngày 8-9 đã quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với bà Vũ Thị Thúy (40 tuổi, quê tỉnh Thanh Hóa), Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Nhật Nam, về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại điều 74 Bộ Luật Hình sự.
Tại buổi họp báo chiều 2-10 do Bộ Công an tổ chức, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội, thông tin từ năm 2020-2022, công ty này đã huy động 8.900 tỉ đồng của khoảng 20.000 cá nhân thông qua hơn 45.000 hợp đồng kinh doanh, có cá nhân ký nhiều hợp đồng.
Công ty Nhật Nam đã sử dụng hơn 4.000 tỉ đồng để chi trả tiền gốc và lãi cho nhà đầu tư. "Chưa kinh doanh gì mà đã lấy tiền người sau trả lãi cho người trước" - Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng nói.
Ngoài ra, chi phí hoạt động của công ty là 520 tỉ đồng, chi hoa hồng cho các cá nhân giới thiệu hoạt động huy động vốn hơn 2.000 tỉ đồng, chi cho cá nhân bị can Thuý hơn 600 tỉ đồng; hiện hơn 1.000 tỉ đồng chưa rõ chi đi đâu.