Thiết bị có thể được binh sĩ Nga gắn lên xe bọc thép ở bất kì đâu, không nhất thiết là trên nóc xe.
"Đối với các xe bọc thép, binh sĩ Nga gắn thiết bị gây nhiễu ngay trước cuộc tiến công", nguồn tin giải thích. Thiết bị gây nhiễu khiến UAV điều khiển từ xa bị mất tín hiệu trong phạm vi cụ thể, từ đó không thể tấn công các mục tiêu.
Tuy nhiên, các xe bọc thép Nga vẫn có nguy cơ bị phá hủy bởi mìn hoặc pháo binh Ukraine. Thiết bị gây nhiễu hết pin trong khi đang chiến đấu cũng là một rủi ro.
Thiết bị gây nhiễu di động gắn trên các phương tiện bọc thép như xe tăng, xe chiến đấu bộ binh đang là giải pháp được quân đội Nga sử dụng rộng rãi cho đến khi thiết bị tương tự được tích hợp sẵn ngay từ dây chuyền sản xuất vũ khí. Thiết bị có thể ngăn chặn sóng radio truyền tải tới UAV trong phạm vi 800 mét hoặc xa hơn.
Để đối phó thiết bị gây nhiễu, Nga và Ukraine đều đang chế tạo các mẫu UAV đời mới có khả năng kháng nhiễu hoặc có thể chuyển sang chế độ tự động tấn công mục tiêu nếu tín hiệu từ người điều khiển bị chặn.