BS Brittany Poulson (chủ sở hữu của Your Choice Nutrition, Mỹ), cho biết chỉ số đường huyết (GI) thấp là từ 55 trở xuống, chà là ở khoảng 43-55. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) cũng khuyến nghị nên thêm các loại trái cây có đường huyết thấp như chà là vào chế độ ăn uống hàng ngày.
3. Xương chắc khỏe
Chà là chứa nhiều vi chất dinh dưỡng có lợi, bao gồm một số khoáng chất cần thiết để duy trì sức khỏe của xương. Chúng bao gồm kali, sắt, đồng, magie, mangan, phốt pho và kẽm. Những khoáng chất này rất quan trọng để có xương chắc khỏe cũng như răng, cơ, tóc, da và móng.
Các nhà nghiên cứu tìm thấy, có ít nhất 15 khoáng chất thiết yếu trong quả chà là, bao gồm cả những khoáng chất cần thiết cho xương khỏe mạnh.
Sự thiếu hụt các khoáng chất vi lượng như thế này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương như loãng xương, theo một đánh giá được công bố trên Tạp chí Phân tử sinh học tháng 4 năm 2021. Ngoài ra, một phân tích tổng hợp được công bố trên tạp chí Bone vào tháng 1/2022, magie ảnh hưởng đến mật độ khoáng của xương, ngăn ngừa gãy xương ở người lớn tuổi.
4. Hỗ trợ sức khỏe đường ruột
Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Chất dinh dưỡng tháng 7/2019, hệ vi sinh vật đường ruột, tập hợp các vi khuẩn tốt và xấu, có thể đóng một vai trò trong nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính.
Chà là có thể hỗ trợ sức khỏe đường ruột vì giàu prebiotic. Theo Mayo Clinic, men vi sinh chứa các vi sinh vật sống duy trì hoặc cải thiện cộng đồng vi khuẩn trong ruột và toàn bộ cơ thể của bạn. Prebiotic đóng vai trò là nguồn thức ăn cho vi khuẩn đó.
Các hợp chất tiền sinh học trong chà là bao gồm chất xơ hòa tan, polyphenol và oligosacarit. Chúng cùng nuôi dưỡng các vi khuẩn tốt trong đường ruột, cải thiện khả năng hấp thụ canxi và magiê từ chế độ ăn uống, đồng thời giảm viêm, tránh bệnh mãn tính.
5. Phòng chống ung thư
Quả chà là chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể bảo vệ chống lại một số loại ung thư như ung thư vú, ung thư ruột kết. Chất xơ trong chà là có thể đóng một vai trò quan trọng trong trường hợp này.